Đảm bảo chất lượng đào tạo, ngoài các yếu tố như đội ngũ quản lý, đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học,… thì việc hợp tác quốc tế là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ). Hiểu được điều này, các trường tại Vĩnh Long đang ra sức tăng cường hợp tác quốc tế.
Đảm bảo chất lượng đào tạo, ngoài các yếu tố như đội ngũ quản lý, đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học,… thì việc hợp tác quốc tế là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ). Hiểu được điều này, các trường tại Vĩnh Long đang ra sức tăng cường hợp tác quốc tế.
Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long trong buổi ký kết hợp tác với Tổ chức WUSC (Tổ chức Hỗ trợ ĐH thế giới
Tăng cường hợp tác quốc tế
Trong thời gian qua, Trường ĐH Cửu Long đã thực hiện nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài: Liên kết Trường ĐH Thomas (Hoa Kỳ) cấp bằng cử nhân quản trị kinh doanh; cùng Trường ĐH Northwestern Polytechnic University (Hoa Kỳ) đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh; tiếp nhận 2 trợ giảng tiếng Anh theo chương trình Fulbright; Trường ĐH Tokuyama (Nhật Bản) mở một lớp tiếng Nhật dành cho giảng viên, sinh viên của trường.
Ths. Nguyễn Thanh Dũng- Phó Hiệu trưởng trường cho biết: Dự kiến tháng 1/2015, Trường ĐH Cửu Long sẽ cử cán bộ và sinh viên tham quan môi trường dạy và học cũng như giao lưu với sinh viên của Trường ĐH Tokuyama. Trong thời gian qua, Trường ĐH Cửu Long còn cử 5 giảng viên đi học sau đại học ở nước ngoài (Thái Lan, Đài Loan, Đan Mạch và Ý).
Chỉ tính năm 2014, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long đã có 10 cuộc tiếp xúc với các đối tác nước ngoài. Ký hợp đồng hợp tác với ĐH Tokuyama và ĐH Dong- Eui (Hàn Quốc). Theo lãnh đạo nhà trường: Thông qua các dự án về giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, nhiều lượt cán bộ, giáo viên đã được cử đi học tập, tham quan, khảo sát hoạt động giáo dục kỹ thuật và dạy nghề của các nước tiên tiến.
Nhiều dự án quốc tế được giáo viên tham gia để xây dựng phương tiện và nâng cao phương pháp dạy học như dự án Switcontact (Thụy Sĩ), dự án nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề của Tổ chức Inwent (Đức),…
Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long cũng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục. Trường có mối quan hệ đối tác với các tổ chức như WUSC (Tổ chức Hỗ trợ ĐH thế giới
Từ năm 2010 đến nay, trường đã tiếp và làm việc với 25 đoàn khách quốc tế (Trường ĐH Carlifornia, ĐH Bang Michigan, Hoa Kỳ; Trường bang Pongwuadaeng và ĐH Công nghệ King Mongkut Thonburi, Thái Lan; Hiệp hội CĐ Cộng đồng Canada; Hội AIDEV, Pháp; Trường ĐH Công lập Benguet, Philippines…)
Ngoài ra, nhà trường đang bắt đầu thực hiện dự án “Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam” (gọi tắt là VSEP) do Chính phủ Canada tài trợ với tổng số vốn viện trợ là 20 triệu đô la Canada, trong đó hợp phần tại Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long là khoảng 2 triệu đô.
Anh văn yếu, giao tiếp khó khăn
Có thể thấy nhu cầu hợp tác quốc tế càng cao thì việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ nhất là tiếng Anh càng cần được quan tâm, chú trọng. Thực tế, rào cản ngôn ngữ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hợp tác quốc tế ở các trường.
ThS. Võ Thị Mai Hoa- Quyền Trưởng Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long cho rằng: Thực tế, tại Vĩnh Long nói chung và Trường CĐ Cộng đồng nói riêng, số lượng người có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế, tâm lý dè dặt khi tiếp xúc hoặc làm việc với các tình nguyện viên nước ngoài là không thể tránh khỏi.
Theo Ths. Nguyễn Thanh Dũng, trong thời gian tới, Trường ĐH Cửu Long sẽ thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường hợp tác quốc tế: Giới thiệu và đưa giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, bắt buộc cán bộ giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ đủ điều kiện theo học các chương trình đào tạo ở nước ngoài.
Tại phòng làm việc của Ths. Trần Thanh Tùng- Hiệu trưởng Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long, nhiều năm nay ai đến cũng nhìn thấy lịch làm việc ghi bằng tiếng Anh. Trong các cuộc họp quốc tế, ông Trần Thanh Tùng cũng thường đối thoại trực tiếp bằng tiếng Anh với khách. Theo ông, tiếng Anh rất quan trọng trong giao tiếp và nếu học mà không sử dụng, không ôn rèn thì rất mau quên.
Hàng tuần, TS. Nguyễn Thị Giang- Quyền Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long đều dành vài buổi đi học tiếng Anh dù còn một năm nữa nhà giáo ưu tú này đã đến tuổi hưu. Cô Giang cho biết: “Tôi học tiếng Anh để rèn vốn ngôn ngữ đã học và học thêm cách giao tiếp. Theo tôi, học ngoại ngữ lúc nào và tuổi nào cũng rất cần”.
Thiết nghĩ, hợp tác quốc tế là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ để thuận lợi trong giao tiếp hướng đến hợp tác thành công là điều kiện không thể thiếu cho các trường phát triển.
Theo Ths. Nguyễn Thanh Dũng: Việc hội nhập quốc tế và tham gia liên kết đào tạo với các trường đại học trong khu vực và thế giới sẽ giúp Trường ĐH Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng đào tạo, cố gắng đào tạo một đội ngũ có kiến thức chuyên môn cao có thể sánh vai với các nước tiên tiến trong khu vực |
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin