Dự thảo quy chế của kỳ thi quốc gia và xét tuyển đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) với hàng loạt những thay đổi được sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Với những đổi mới này, nhiều đơn vị giáo dục có cách nhìn khác nhau và “mỗi nhà mỗi cảnh”.
Dự thảo quy chế của kỳ thi quốc gia và xét tuyển đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) với hàng loạt những thay đổi được sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Với những đổi mới này, nhiều đơn vị giáo dục có cách nhìn khác nhau và “mỗi nhà mỗi cảnh”.
Ôn tập sao cho phù hợp?
Nhiều cơ hội
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay được đánh giá cao vì giảm áp lực cho các thí sinh, các em không phải thi nhiều kỳ thi như trước đây. Từ đó, sẽ tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, công sức. Việc hạn chế thi theo các tổ hợp môn mới (chỉ chiếm khoảng 25%) và giữ nguyên các khối thi truyền thống giúp học sinh (HS) dễ nhập cuộc hơn và sẵn sàng hơn vì các em đã chuẩn bị tâm lý thi theo khối truyền thống từ rất sớm.
Nhiều giáo viên đánh giá cao bản dự thảo quy chế này, thể hiện khá chi tiết, cụ thể, đáp ứng được hầu hết những mong đợi của phụ huynh, HS lớp 12. Thời gian ôn tập nhiều hơn cũng là một điều kiện thuận lợi cho các em.
Lãnh đạo nhiều trường THPT cũng cho rằng kỳ thi quốc gia sẽ mở đường cho HS vào ĐH rộng hơn. Theo khảo sát sơ bộ của một số trường, nhiều HS chọn thi 5 môn trở lên để rộng đường xét tuyển.
Bên cạnh, nếu các đề án tuyển sinh riêng được chấp nhận. Nhiều trường sẽ tuyển sinh bằng cách xét học bạ. Với điểm trung bình môn 6,5 điểm trở lên, HS đã có thể vào học ĐH. Lãnh đạo một trường phổ thông cho rằng: Kỳ thi năm nay sẽ có nhiều HS đậu ĐH hơn bởi các em có nhiều cơ hội.
Về phía HS, em Nguyễn Thị Huỳnh Trang- HS THPT ở huyện Tam Bình đã bớt lo cho kỳ thi sắp tới. Trang khoe: “Nếu em thi 6 môn: Toán, Văn, Anh văn, Lý, Hóa, Sinh thì em có thể xét tuyển 4 khối: A, B, D và A1”. Mỗi TS được cấp 4 giấy chứng nhận tốt nghiệp, tối đa có tới 16 nguyện vọng, được chia làm 4 đợt xét tuyển, đây thực sự là cơ hội rộng lớn, hết sức thuận lợi để HS lớp 12 chúng em được tham gia xét tuyển, lựa chọn và theo học ĐH, CĐ.
Lo vẫn cứ lo
Không ít lãnh đạo trường ĐH, CĐ lo ngại về lượng thí sinh ảo, khi mà 1 em có 4 phiếu xét tuyển. Tuy chia làm 4 đợt nhưng nếu xét học bạ hoặc xét xong đợt 1 ở trường này lại xét tiếp đợt 2 ở trường khác
thì sao?
Một số người lại cho rằng thí sinh sẽ bị hạn chế cơ hội và mất thời gian hơn: Nếu mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày, sau đó trường sẽ mất ít nhất 5 ngày để tổng hợp, thống kê thông báo trúng tuyển sau đợt xét tuyển. Như vậy, với 4 đợt xét tuyển thì thời gian xét tuyển sẽ kéo dài khoảng 100 ngày.
Bộ GD-ĐT áp dụng thang điểm 20, đồng thời quy định đối với xét tốt nghiệp THPT có điểm liệt là 2 điểm nhưng tuyển sinh ĐH, CĐ lại không có quy định điểm liệt. Vậy nếu bị liệt tốt nghiệp có được xét ĐH, CĐ hay không?
Ông Huỳnh Thành Nghiệp- Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tam Bình cho rằng: “Với những đổi mới này, HS hệ giáo dục thường xuyên có thể khó tốt nghiệp THPT hơn vì để thi sẽ khó hơn và các em vẫn phải thi chung đề với HS phổ thông”.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Tùng- Hiệu trưởng Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long đang lo lắng cho số phận của các trường CĐ: Thông tư 55 quy định về liên thông đã làm các trường CĐ khó tuyển sinh. Nay, con đường ĐH càng rộng mở hơn, các em có cơ hội vào ĐH thì sẽ không chọn CĐ. Không có nguồn tuyển, các trường đành lấy điểm đầu vào thấp. Đã vậy thì dẫn đến khó đào tạo!”
Theo dự kiến, cả nước có đến 35- 36 cụm thi. Vấn đề đi lại, giao thông, an ninh, trật tự, vệ sinh thực phẩm sao cho đảm bảo, vì số lượng TS, phụ huynh dồn về các cụm thi rất lớn, hơn nhiều những đợt thi ĐH, CĐ các năm, vì những năm trước đây khi tổ chức tốt nghiệp ở trường, ở tỉnh thôi, cũng từng xảy ra không ít tai nạn giao thông đáng tiếc, trộm cắp…
Do vậy, ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương nơi tổ chức thi để làm tốt những vấn đề nêu trên. Tất cả phải được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Đề thi sẽ ra sao?
Ngày thi được tổ chức vào đầu tháng 7/2015, đây sẽ tạo điều kiện cho thầy trò ôn tập, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều trường vẫn dạy cầm chừng chờ… hướng dẫn. Một giáo viên cho rằng: Chúng tôi đang chờ cấu trúc đề thi, kiểu như trong chương trình lớp 12, có bao nhiêu trong lớp 10 và 11. Vì nếu ôn quá nhiều sợ các em học không xuể còn chỉ ôn chương trình 12 liệu có đủ không?
|
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin