Cần công tâm, khách quan

11:12, 10/12/2014

Sau một thời gian triển khai việc đánh giá thường xuyên học sinh (HS) tiểu học bằng nhận xét, đa số thầy cô giáo, phụ huynh đều đồng tình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn, nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa…

Sau một thời gian triển khai việc đánh giá thường xuyên học sinh (HS) tiểu học bằng nhận xét, đa số thầy cô giáo, phụ huynh đều đồng tình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn, nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa…

Phụ huynh đồng tình với tinh thần của Bộ GD- ĐT và mong muốn các nhận xét phải công bằng, khách quan vì sự tiến bộ của HS (ảnh minh họa).

“Chỉ con trường nào chấm điểm, con đi học trường đó”

Thay việc chấm điểm thường xuyên bằng nhận xét được triển khai nhận được nhiều sự đồng tình của giáo viên, phụ huynh. Đặc biệt là mục đích giảm áp lực đối với lứa tuổi HS tiểu học. Ở các trường thành phố, việc triển khai cũng như thực hiện có phần thuận lợi hơn ở các trường vùng sâu, vùng xa.

Theo cô Sơn Thị Nga- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Côn C (Trà Ôn), việc triển khai bước đầu có nhiều khó khăn, đặc biệt là còn nhiều HS thắc mắc xung quanh vấn đề chấm điểm. Cô dẫn chứng, khi triển khai thực hiện, nhiều HS “ngây ngô” đến hỏi cô giáo, thầy giáo là “như vậy là mình được mấy điểm” hay “cô chỉ con trường nào chấm điểm, con đi học trường đó”.

Còn hiệu trường một trường tiểu học ở huyện Trà Ôn cho biết: Về phụ huynh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn sâu hoặc địa phương có đông đồng bào dân tộc, việc “hiểu hết những lời nhận xét trong vở của con” sẽ gặp khó khăn. Thứ nhất là do trình độ dân trí còn thấp, thứ hai là đời sống khó khăn nên phụ huynh không thể nào theo dõi sát sao con em mình. “Nhiều phụ huynh chỉ biết đếm số, nếu chấm điểm như trước thì phụ huynh biết chứ nhận xét, nhiều khi phụ huynh còn không hiểu, huống chi là HS”.

Trong khi đó, việc triển khai đánh giá thường xuyên bằng nhận xét cũng đang gây khó hiểu cho nhiều phụ huynh. Một phụ huynh ở huyện Trà Ôn cho hay, nhiều nhận xét vẫn còn mang tính chung chung, chưa rõ ràng như: “tốt”, “chưa tốt”, “cần cố gắng”... Việc đánh giá như vậy rất khó để phụ huynh biết con mình giỏi đến đâu, hạn chế ở chỗ nào để kịp theo dõi, phối hợp với giáo viên, nhà trường uốn nắn các em…

Cần công tâm, khách quan

Đa số phụ huynh đồng tình với thay đổi lớn trong giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, phụ huynh cũng có nhiều tâm tư, nguyện vọng để việc thực hiện việc đánh giá thường xuyên có hiệu quả, đúng theo tinh thần thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, giảm áp lực cho HS ở lứa tuổi tiểu học.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương Huỳnh Chí Dũng chia sẻ: Việc thay đổi từ cho điểm sang đánh giá thường xuyên “hơi bất ngờ” nên nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ. Nhà trường phải tập huấn rất kỹ để giáo viên không hiểu nhầm tinh thần của Bộ GD- ĐT. “Cái khó là ở người thầy phải thật sự có tâm tận tụy. Lúc trước giáo viên chỉ đứng lớp… bảng đen phấn trắng, bây giờ phải theo dõi hàng ngày, tiếp cận, tìm hiểu và đánh giá sự phát triển từng em”.

Theo phụ huynh Phan Thị Anh Đ. (Phường 3- TP Vĩnh Long), chị cùng nhiều phụ huynh khác rất đồng tình về việc thay điểm thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá. Tuy nhiên, chị cũng rất mong muốn giáo viên nắm rõ cũng như theo dõi sát từng HS. Có như vậy các đánh giá mới khách quan,
công bằng.

Trong khi đó, anh Lê Hoàng (Phường 3- TP Vĩnh Long) cho rằng, nhà trường nên chia mức đđánh giá “cụ thể” hơn nữa để phụ huynh có thể theo dõi rõ ràng. Ví dụ như đừng đánh giá “làm bài tốt” một cách chung chung mà nên chia ra như: “Làm bài tốt” tương đương điểm 9- 10; “làm bài khá” tương đương 7- 8;… Tương tự, nếu các em còn yếu thì cũng mạnh dạn nhận xét. Nếu có sự thống nhất này, cả giáo viên lẫn phụ huynh rất dễ theo dõi tiến trình học của các cháu. Đồng thời có thể HS tự biết mình bao nhiêu điểm để phấn đấu, rèn luyện.

Ngoài mong muốn các đánh giá công bằng, khách quan ở thầy cô giáo, nhiều phụ huynh cho rằng bản thân cần theo dõi, xem xét kỹ hơn đến quá trình học tập của các em. Qua đó, dành thời gian nhiều hơn để xem bài làm, nhận xét của nhà trường, những ưu khuyết điểm,… để cùng với nhà trường giáo dục, hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức cho các em…

Theo B GD- ĐT, nguyên tc đánh giá phi vì s tiến b ca HS, coi trng vic đng viên, khuyến khích tính tích cc và vượt khó trong hc tp, rèn luyn. Vic đánh giá không nhn xét so sánh HS này vi HS khác, gây áp lc cho c HS và ph huynh…

Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi nhng nhn xét kết qu HS đã đt đưc hoc chưa đt đưc và bin pháp c th giúp HS vượt qua khó khăn đ hoàn thành nhim v. Chú ý phát trin các hành vi như: t phc v, t qun; giao tiếp, hp tác; t hc và gii quyết vn đ; chăm hc, chăm làm, tích cc tham gia các hot đng; k cương, đoàn kết.



Bài, ảnh: KHÁNH NGUYỄN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh