Trường chúng ta ở trung tâm ĐBSCL, là một trong những trường có uy tín trong khu vực. Trường luôn nhận được sự đầu tư rất tích cực của Bộ LĐ-TB và XH, được tỉnh Vĩnh Long ủng hộ, đầu tư quỹ đất. Cơ sở vật chất của trường khá rộng rãi, khang trang; máy móc thiết bị tương đối đầy đủ và hiện đại.
Bà Nguyễn Thị Hải Chuyền- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ- TB và XH
Trường chúng ta ở trung tâm ĐBSCL, là một trong những trường có uy tín trong khu vực. Trường luôn nhận được sự đầu tư rất tích cực của Bộ LĐ-TB và XH, được tỉnh Vĩnh Long ủng hộ, đầu tư quỹ đất. Cơ sở vật chất của trường khá rộng rãi, khang trang; máy móc thiết bị tương đối đầy đủ và hiện đại.
Phần lớn giáo viên có trình độ sau đại học, nhiều người được cử đi đào tạo ở nước ngoài. Trường phải thể hiện vai trò, vị trí của mình trong hệ thống dạy nghề trong khu vực ĐBSCL, góp phần thực hiện thành công chiến lược “Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011- 2015” và “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020”.
Ông Nguyễn Văn Thanh- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long
Trong quá trình xây dựng và phát triển của trường, tôi thấy về quy mô và tốc độ phát triển không ngừng được nâng lên. Rõ nét nhất là về cơ sở vật chất, kỹ thuật càng lúc càng được trang bị khá hiện đại, phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho dạy và học cũng như cho nghiên cứu, cho thực hành khá tốt. Thư viện phục vụ cho giảng viên, sinh viên rất đầy đủ, với những tài liệu mới và khá tốt. Thứ ba là, lực lượng giảng viên cũng không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như chất lượng.
Ông Nguyễn Hiền Quan- cựu giáo viên Trường KT Vĩnh Long (cũ)
Là giáo viên Trường Trung học kỹ thuật (KT) Vĩnh Long, sau năm 1975, chúng tôi ở lại và tiếp tục giảng dạy cho Trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long. Trong thời gian này, tuy gặp nhiều khó khăn về cuộc sống, về những khác biệt ý thức hệ nhưng chúng tôi cũng rất phấn khởi.
Đó là lần đầu tiên được tiếp xúc với khoa học, kỹ thuật của Liên Xô, với những đồng nghiệp từ miền Bắc. Vì vậy, chúng tôi tham vọng trong việc học hỏi thêm các khoa học, kỹ thuật đó.
Ông Nguyễn Thanh Minh- cựu giáo sinh Trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long
Ở trường trong thời gian 1978- 1981, nhờ may mắn được tiếp thu các kiến thức và kỹ năng mà các thầy đã dạy dỗ rất kỹ lưỡng mà sau này tôi đã chế tạo thành công được một số máy dùng trong ngành y tế, trong đó có máy soi cổ tử cung. Đó là cái máy đầu tiên ở Việt Nam, hiện chưa có cơ sở nào sản xuất chế tạo được.
TS. Cao Hùng Phi- ThS. Lê Hồng Kỳ (Thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin