Chiều 9-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức công bố phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) từ năm 2015 để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm được tổ chức vào các ngày 9, 10, 11 và 12-6.
Chiều 9-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức công bố phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) từ năm 2015 để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm được tổ chức vào các ngày 9, 10, 11 và 12-6.
Thí sinh phải thi tối thiếu 4 môn
Phát biểu tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi quốc gia 2015 sẽ chọn phương án tổ chức thi 4 môn tối thiểu, trong đó Toán, Văn, Ngoại ngữ là ba môn bắt buộc và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.
Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi còn lại của Kỳ thi để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định trong Đề án tuyển sinh của trường. Với những học sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn môn thay thế trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định do Bộ GD-ĐT công bố sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Về đề thi: Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Thi tự luận, thời gian thi 180 phút; Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút. Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.
Về cách thức đăng ký tuyển sinh vào ĐH, CĐ khi chỉ còn một kỳ thi quốc gia được Bộ GD-ĐT quy định: Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Do vậy, thí sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi quốc gia.
Quy trình này, đối với tuyển sinh ĐH, CĐ đã tách khâu thi và khâu xét tuyển, tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH.
|
Đổi mới từ coi thi, chấm thi, sử dụng kết quả thi
TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, muốn có kỳ thi nghiêm túc, kết quả có độ tin cậy thì phải làm tốt tất cả các khâu từ ra đề thi, coi thi, chấm thi đến xử lý và sử dụng kết quả thi. Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức trên cơ sở kế thừa, phát triển những ưu điểm, thành công của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014.
Để đảm bảo tính nghiêm túc và độ tin cậy của kết quả thi sẽ tổ chức coi thi, chấm thi theo các cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Thay vì chỉ có cán bộ, giáo viên của sở GD-ĐT như trước đây, sẽ tăng cường huy động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ tham gia các khâu tổ chức thi.
Cùng với việc phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ sẽ được tính toán sử dụng ở mức độ phù hợp để tăng cường tính bảo mật, an toàn trong tổ chức thi và độ tin cậy của kết quả thi; công tác thanh tra sẽ được tăng cường để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm xảy ra. Đặc biệt, bộ sẽ cương quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm quy chế thi của cán bộ, giáo viên và thí sinh.
Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Các sở GD-ĐT kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh không thi đại học: Sẽ thi tại các cụm do sở GD-ĐT chủ trì
Với các thí sinh đăng ký thi để xét công nhận tốt nghiệp, không lấy kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, bộ sẽ tổ chức một số cụm thi do các sở GD-ĐT chủ trì tại các địa phương.
Bằng tốt nghiệp THPT là điều kiện cần để thí sinh được vào học ĐH, CĐ. Tuy nhiên, điều kiện đủ để được tuyển vào học được quy định tại đề án tuyển sinh riêng của từng trường. Hiện nay, mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc (nhất là kỳ thi năm 2014) nhưng nhìn chung dư luận xã hội vẫn chưa thật sự tin cậy vào kết quả thi.
Do những thí sinh thi tại cụm thi địa phương chỉ thi bốn môn tối thiểu để xét tốt nghiệp THPT nên có thể được xét tuyển vào ĐH, CĐ nhưng cơ hội rất hạn chế, phụ thuộc vào quy định của các trường ĐH, CĐ. Do đó các em cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký tham dự kỳ thi phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện của gia đình.
Mặt khác, ngoài việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh, các trường ĐH, CĐ được quyền tuyển sinh riêng theo đề án tuyển sinh của trường. Do đó, với các thí sinh dự thi tại các cụm thi địa phương vẫn có cơ hội vào học ở các trường ĐH, CĐ này.
Các em cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường (thông qua đề án tuyển sinh riêng cũng được công bố rộng rãi) để tham gia tuyển sinh vào các trường này, tận dụng được những cơ hội để vào học tại các trường ĐH, CĐ phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện của gia đình.
Có 4 mức độ trong đề thi
Về vấn đề đề thi và mức độ đề thi, TS Mai Văn Trinh cho biết, đề thi cho kỳ thi quốc gia đánh giá thí sinh ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao bảo đảm phân hóa trình độ của từng thí sinh.
Công tác đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết,thông hiểu,vận dụng, vận dụng cao, vừa có phần cơ bản đáp ứng cho hầu hết thí sinh, vừa có phần nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.
Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi với việc tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó để bắt đầu từ năm 2017 sẽ có một số bài thi tích hợp trong Kỳ thi THPT quốc gia.
Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Do vậy, thí sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi quốc gia.
Đối với tuyển sinh ĐH, CĐ đã tách khâu thi và khâu xét tuyển, tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình, tránh sự rủi ro như những năm trước đây có những thí sinh điểm thi cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH.
“Kỳ thi THPT quốc gia sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thí sinh, các trường ĐH, CĐ và xã hội. Cụ thể, đối với thí sinh và gia đình, do chỉ còn một kỳ thi duy nhất được tổ chức thành các cụm thi, để các em lựa chọn cụm thi phù hợp, được chủ động đăng ký các môn thi, không phải tham gia nhiều đợt thi như trước đây nên thí sinh và gia đình các em sẽ tiết kiệm được nhiều kinh phí.
Việc đăng ký xét tuyển sau khi đã có kết quả thi sẽ giúp các em tham khảo được nhiều yếu tố bao gồm chỉ tiêu tuyển sinh của trường, kết quả thi của mình so với tương quan chung, do đó sẽ lựa chọn đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ phù hợp với kết quả thi, tránh được tình trạng đạt điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH như những năm trước”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
Thi theo môn - Phương án 1
Thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ; có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi một môn;
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý;
Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; kết quả 4 môn thi này cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.
Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia còn lại để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định.
|
Theo QĐDND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin