Nhiều thí sinh (TS) sẽ ngán ngẫm vì nghĩ khối C toàn những môn học bài, bắt buộc phải thuộc hết mới có thể làm bài được. Tuy nhiên, có một đặc điểm là TS khối C có một “nguồn cảm hứng” đặc biệt đối với các môn học, không chỉ học các kiến thức trong sách giáo khoa mà còn thích thú tìm hiểu những kiến thức bên ngoài.
Nhiều thí sinh (TS) sẽ ngán ngẫm vì nghĩ khối C toàn những môn học bài, bắt buộc phải thuộc hết mới có thể làm bài được. Tuy nhiên, có một đặc điểm là TS khối C có một “nguồn cảm hứng” đặc biệt đối với các môn học, không chỉ học các kiến thức trong sách giáo khoa mà còn thích thú tìm hiểu những kiến thức bên ngoài.
Để có thể đạt điểm cao các môn khối C, các TS có thể tham khảo một số bí quyết dành cho từng môn:
Với môn Văn, điều cần làm đầu tiên là đọc kỹ tác phẩm, sau đó đóng sách lại để xem cảm nhận được gì và ý nghĩa mà tác giả muốn hướng đến. Đây cũng là cách xác định những ý chính trong tác phẩm, những câu, từ ngữ quan trọng.
Nếu đã nhớ các ý này sẽ đảm bảo cho TS đạt điểm tối đa trong thang điểm bài thi. Ngoài ra, học văn nên gắn liền với cuộc sống, tiếp xúc xã hội nhiều sẽ giúp TS có được một vốn từ phong phú, điều này tốt khi làm bài văn nghị luận xã hội…
Với môn Lịch sử, nhiều TS cho rằng rất khó nhớ chính xác ngày, tháng, năm và sự kiện. Tuy nhiên, đối với các bạn đam mê môn học này sẽ biết rõ, không cần phải học thuộc lòng, cơ bản là phải hiểu vấn đề của lịch sử. Ví như chỉ nên học ý, biết lựa chọn những sự kiện quan trọng, nắm rõ và so sánh với các sự kiện tương đồng khác…
Khi đó, kiến thức mà các em nắm được là kiến thức thật, không phải kiểu học thuộc lòng nhiều quá lại đâm ra “râu ông này cắm cằm bà kia”, rất dễ mất điểm. Trong quá trình học, TS nên kết hợp giữa việc tập làm bài, gạch những ý chính, xem với câu hỏi này thì phải trả lời ý nào… Nếu nhuần nhuyễn sẽ giúp TS làm bài mạch lạc, không lạc đề và dễ gây cảm tình với người chấm thi.
Đối với môn Địa lý, phần lý thuyết các TS nên đọc kỹ đề để tránh bỏ sót ý trả lời. Ví dụ như đề nêu trình bày nguồn lực, tiềm năng phát triển của ĐBSCL thì các em phải xác định 2 ý là: Điều kiện tự nhiên và xã hội.
Cố gắng đừng trả lời lan man, dài dòng sẽ gây rối cho mình và cho cả người chấm. Cố gắng trình bày rõ ràng, mỗi ý là một gạch đầu dòng.
Ở phần bài tập có bí quyết như sau: đề yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng… thì là đường xử lý; vẽ cơ cấu 3 năm trở xuống là tròn; 2 số liệu khác nhau là kết hợp…
Chúc các TS có được một kỳ thi thành công. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề tuyển sinh, quý phụ huynh học sinh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ tuvanbvl@gmail.com.
NHÓM PV GIÁO DỤC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin