Ôn thi là thời kỳ “đau khổ” nhất của học sinh (HS), sinh viên (SV). Dù bạn học phổ thông hay cao đẳng, đại học thì đừng để đến kỳ thi mới bắt đầu ôn bài vì như vậy là vô tình bạn đã tạo sức ép cho mình.
Ôn thi là thời kỳ “đau khổ” nhất của học sinh (HS), sinh viên (SV). Dù bạn học phổ thông hay cao đẳng, đại học thì đừng để đến kỳ thi mới bắt đầu ôn bài vì như vậy là vô tình bạn đã tạo sức ép cho mình.
Rồi, việc ôn tập để chuẩn bị “chiến đấu” với kỳ thi học kỳ rơi vào đúng thời điểm Noel mà mình phải bù đầu trong “núi bài vở”. Nhiều bạn để “nước tới chân mới nhảy”, “cày ngày lẫn đêm” học dồn và cho rằng học vậy mới nhớ. Các bạn học như thế rất hại cho sức khỏe, rất dễ bị stress. Sự căng thẳng do sợ học không kịp sẽ gây giảm trí nhớ, thậm chí đầu óc có thể bị “rỗng không”.
Có nhiều bạn biết cách biến lo lắng về thời gian, về điểm số và có một tinh thần thoải mái để sẵn sàng cho kỳ thi một cách nhẹ nhàng.
Bạn Anh Khoa (ĐH Y Dược Cần Thơ) cho biết: “Ngay từ đầu năm, bọn mình ra quyết tâm học hành. Việc học nhóm rất hiệu quả, vừa “cạnh tranh” với nhau vừa có không khí học tập nữa. Cái gì không hiểu bạn bè chỉ liền. Song, cũng có bạn lại lơ là việc học. Tại ký túc xá, không ít SV thay vì “cày” ôn thi thì các bạn lại “cày game”.
Bạn Thế Duy (SV Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh) bức xúc: “Phòng ký túc xá 8 người thì hết 4 bạn ghiền game. Có bạn thức chơi game tới sáng rồi ngủ bù dù ngày thi gần kề. Có bạn nợ 2, 3 môn học mà vẫn cứ mê game dù các bạn còn lại đã hết lời khuyên nhủ. Mình thấy tiếc công sức và thời gian của các bạn đó quá”.
Một mùa thi lại về, HS- SV có thời khóa biểu học hợp lý, học tập khoa học; tránh kiểu học “nước tới chân mới nhảy”; giữ gìn sức khỏe để tự tin làm bài thật tốt nhé!
MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin