Trường phải thể hiện vai trò, vị trí của mình trong hệ thống dạy nghề khu vực ĐBSCL, góp phần thực hiện thành công chiến lược “Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011- 2015” và “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020”.
Bà Nguyễn Thị Hải Chuyền- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác dạy nghề. Những năm gần đây, hệ thống các trường CĐ nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề được mở ra khắp nơi để đón nhận một lượng lớn học sinh vào học.
Người lao động qua đào tạo nghề đã trở thành lực lượng chủ lực trong các nhà máy, xí nghiệp, các công ty liên doanh với nước ngoài, một bộ phận đi xuất khẩu lao động. Các trường nghề cần giáo viên dạy nghề không những có phẩm chất đạo đức và kiến thức tốt mà cần phải có kỹ năng vững vàng, tay nghề giỏi. Trường chúng ta ở trung tâm ĐBSCL, là một trong những trường có uy tín trong khu vực.
Trường luôn nhận được sự đầu tư rất tích cực của Bộ, được tỉnh Vĩnh Long ủng hộ, đầu tư quỹ đất. Cơ sở vật chất của trường khá rộng rãi, khang trang. Máy móc thiết bị tương đối đầy đủ và hiện đại. Phần lớn giáo viên có trình độ sau ĐH, nhiều người được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
Trường phải thể hiện vai trò, vị trí của mình trong hệ thống dạy nghề khu vực ĐBSCL, góp phần thực hiện thành công chiến lược “Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011- 2015” và “Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020”.
Ông Nguyễn Văn Thanh- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long
Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển của trường, tôi thấy về quy mô và tốc độ phát triển không ngừng được nâng lên. Rõ nét nhất là về cơ sở vật chất, kỹ thuật càng lúc càng được trang bị khá hiện đại, phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho dạy và học cũng như cho nghiên cứu, cho thực hành cũng khá tốt.
Thư viện phục vụ cho các giảng viên, sinh viên, cũng rất đầy đủ, với những tài liệu mới và khá tốt. Thứ ba là, lực lượng giảng viên cũng không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như chất lượng. Trong tổng số khoảng 120 giảng viên cơ hữu thì đã có trên 60 giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
Điều chúng tôi quan tâm nhất là, trong thời gian 50 năm qua, trường đã đào tạo một nguồn nhân lực khá lớn cho khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, với gần 17.500 giáo sinh đã được ra trường hiện đang công tác ở rất nhiều lĩnh vực thuộc tỉnh Vĩnh Long cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
PGS. TS Cao Văn Sâm- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề
Ở khu vực ĐBSCL của chúng ta, có Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (SPKT) Vĩnh Long là một trong những trường của Trung ương đóng ở địa bàn, đã và đang làm rất tốt với quá trình hình thành và phát triển 50 năm của mình.
Chúng tôi đánh giá cao về sự đóng góp của nhà trường trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho cả nước nói chung và cho khu vực ĐBSCL nói riêng, đặc biệt là cho các nghề trọng điểm mà chúng ta đang xây dựng, để trở thành những nghề trọng điểm quốc gia, trọng điểm khu vực và trọng điểm quốc tế.
TS. Cao Hùng Phi- Hiệu trưởng Trường ĐH SPKT Vĩnh Long
Nhân dịp trường được nhận quyết định nâng cấp thành trường ĐH, thay mặt cho tập thể cán bộ, giảng viên và học sinh- sinh viên Trường ĐH SPKT Vĩnh Long, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cấp lãnh đạo bộ, ngành ở Trung ương và các vị lãnh đạo các cấp ở tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua.
Chúng tôi cũng trân trọng ghi nhận và gửi lời cảm ơn chân thành tới các bậc lãnh đạo tiền bối của nhà trường qua các thời kỳ, các cựu giảng viên, học sinh- sinh viên của nhà trường đã không quản ngại khó khăn, khắc phục mọi gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã có nhiều đóng góp và xây dựng nhà trường có một cơ sở vật chất khang trang và có truyền thống tốt đẹp như ngày nay.
Chúng tôi cũng kêu gọi và mong muốn tập thể cán bộ, giảng viên, học sinh- sinh viên Trường ĐH SPKT Vĩnh Long, sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho, góp phần làm nên những thành tích cao hơn, để tô thắm thêm những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Ông Huỳnh Hoàng Việt- Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Đồng Tháp
Hầu như tất cả các trường đào tạo nghề của khu vực ĐBSCL hiện nay đều tiếp nhận phần lớn những sinh viên của Trường ĐH SPKT Vĩnh Long về để phục vụ trong công tác giảng dạy.
Riêng đối với Trường CĐ Nghề Đồng Tháp, số lượng sinh viên ra trường của trường này về cũng rất đông, trong đó có nhiều em đã trưởng thành và hiện nay đang giữ những vị trí quan trọng, như trưởng khoa, trưởng phòng,...
Nói chung, sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH SPKT Vĩnh Long đáp ứng tốt yêu cầu của các trường, các cơ sở đào tạo nghề.
Ông Nguyễn Thanh Minh- cựu giáo sinh Trường Giáo viên dạy nghề Cửu Long
Tôi được đào tạo, huấn luyện tại trường năm 1978 và ra trường năm 1981.
Ở trường, chúng tôi được huấn luyện về nghề nghiệp, về kỹ năng rất kỹ lưỡng. Cũng nhờ may mắn được tiếp thu các kiến thức và kỹ năng mà các thầy đã dạy dỗ khi còn ở trường, mà sau này tôi đã chế tạo thành công được máy dùng trong ngành y tế.
Đó là máy soi cổ tử cung, nó cũng là cái máy đầu tiên ở Việt
Ông Điêu Ngọc Huấn- Giám đốc Công ty VICACAP
Nhân viên của nhà máy chúng tôi phần lớn được tuyển dụng từ sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH SPKT Vĩnh Long, chúng tôi chỉ cần đào tạo lại ngắn hạn một số kỹ năng chuyên ngành là các em đã làm việc được ngay.
Một số em sau đó đã trở lại trường để học nâng cao lấy bằng kỹ sư. Từ đó đến nay, họ phát triển rất tốt và đóng góp nhiều cho nhà máy chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên được đào tạo từ Trường ĐH SPKT Vĩnh Long có thể đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại của nhà máy.
Ông Nguyễn Quốc Vũ- Phó Giám đốc Công ty CP Thuốc lá Cửu Long
Với tư cách là người sử dụng lao động, chúng tôi đánh giá rất cao khả năng đào tạo của nhà trường.
Do được trang bị các kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề khá tốt nên các em khi về đây làm việc, chúng tôi chỉ cần đào tạo bổ sung về chuyên ngành là các em có thể phát huy được và phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Thạc sĩ Lê Xuân Thịnh- giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ
Tuy là trường dạy nghề danh tiếng trên khắp miền Nam nhưng do cái nhìn chưa thuận lợi của xã hội đối với ngành nghề kỹ thuật, chỉ mới cách đây vài năm, Trường CĐ SPKT Vĩnh Long còn ít nhận được sự quan tâm của thí sinh.
Tuy vậy, trường vẫn kiên nhẫn xây dựng và phát triển cả về chất lẫn về lượng, vẫn làm nhiệm vụ chủ yếu của mình là đào tạo giáo viên dạy nghề cho cả vùng ĐBSCL. Trường củng cố và gia tăng nội lực bằng cách liên tục gửi giáo viên đi học nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cả ở trong lẫn ngoài nước.
Cơ sở vật chất trang thiết bị liên tục được đầu tư với nhiều máy móc tân tiến nhất. Những năm gần đây, nhận thức và thái độ của xã hội đối với các ngành nghề kỹ thuật đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhà trường đã và đang sẵn sàng đón những vận hội mới ấy.
Nay, nhà trường tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Trường ĐH SPKT Vĩnh Long. Đây được xem là bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển của trường. Nhà trường đã khoác lên mình tấm áo mới, với tầm vóc mới.
Th.S LÊ HỒNG KỲ
(Thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin