Đó là một trong những nhiệm vụ trong đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt.
Xóa mù chữ là nhiệm vụ của toàn xã hội. Ảnh minh họa
Đó là một trong những nhiệm vụ trong đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt.
Theo đó, huy động tốt các nguồn lực xã hội tham gia công tác xóa mù chữ, xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; huy động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí, sách vở hỗ trợ cho người dạy, người học xóa mù chữ; phát triển bền vững các trung tâm học tập cộng đồng…
Ngoài ra, kế hoạch cũng nêu: cần đổi mới công tác quản lý, tổ chức; chương trình, tài liệu phù hợp với các nhóm đối tượng; hạn chế mù chữ trở lại;…
Theo đề án, đến năm 2015, tỷ lệ người biết chữ trong toàn tỉnh ở độ tuổi 15- 60 tuổi là 96,7%; từ 15- 35 tuổi đạt 98,7%; 80% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập để củng cố vững chắc kiến thức. Có 90% đơn vị cấp huyện và 90% đơn vị cấp xã đạt chuẩn chống mù chữ. Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong toàn tỉnh ở độ tuổi từ 15- 60 tuổi đạt 98%; từ 15- 35 tuổi đạt 99%.
Đối tượng đề án hướng đến là phụ nữ, trẻ em gái; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số và những người sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn…
Tin, ảnh: KHÁNH NGUYỄN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin