Gợi ý đáp án môn lịch Sử kỳ thi CĐ năm 2013

07:07, 16/07/2013

Gợi ý đáp án môn lịch Sử kỳ thi cao đẳng năm 2013

Gợi ý đáp án môn lịch Sử kỳ thi cao đẳng năm 2013

Câu 1.

1. Tình hình thế giới và trong nước

  1. Thế giới
  • Những năm 30, thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, ý, Nhật, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
  • 7 – 1935: Đại hội 7 Quốc tế cộng sản ở Mát-xcova đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng như: xác định kẻ thù là CNPX và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp CN là chống phát xít nhằm giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập MT nhân dân rộng rãi.
  • 6/1936: Chính phủ MT nhân dân lên cầm quyền ở Pháp đã thi hành 1 số chính sách có lợi cho các dân tộc thuộc địa.
  1. Trong nước.
  • Dần khắc phục được hậu quả kinh tế của khủng hoảng 1929 – 1933 so với thời gian trước.
  • Xã hội: Do chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp cộng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn trước làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ. Vấn đề cơm áo, tự do, dân chủ trở thành yêu cầu bức thiết và trước mắt của nhân dân Việt Nam. Thêm vào đó, sau cao trào cách mạng 1930 – 1931, thực dân Pháp thực hiện chính sách khủng bố và mị dân làm cho tình hình xã hội càng trở nên rối ren.
  • Chính trị: Sau cao trào cách mạng 1930 – 1931, tổ chức và cơ cấu Đảng dần được phục hồi và chuẩn bị lãnh đạo một cao trào cách mạng mới.
  • Đại hội Đảng lần thứ nhất vào tháng 3 năm 1935 ở Ma Cao – Trung Quốc là sự chuẩn bị cần thiết để nhân dân Việt Nam bước vào một thời kì đấu tranh mới.
  • Với chính sách của Mặt trận bình dân Pháp, nhiều tù chính trị phạm đã được thả tự do, điều đó góp phần làm tăng cường thêm lực lượng cho cách mạng.

2. Chủ trương của Đảng trong Hội nghị BCH TƯ (7/1936):

- Xác định nhiệm vụ chiến lược của CMTS dân quyền  Đông Dương là chống đế quốc, chống phong kiến

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do, dân chru, cơm áo, hòa bình.

- Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật; hợp pháp và bất hợp pháp.

- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 2.

a. Diễn biến chiến dịch Việt bắc thu đông 1947.

Ngày 7 – 10 – 1947: Thực dân Pháp huy động 12000 quân và máy bay ở Đông Dương mở cuộc tấn công lên Việt Bắc, mở đầu chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947.

Ngày 15/10/1947, thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.

Ngay từ đầu bộ đội và du kích của ta đã bao vây quân địch nhảy dù xuống Việt Bắc như Bắc Cạn, chợ Đồn, tập kích các vị trí như chợ Rã, Bạch Thông, Ngân Sơn…buộc Pháp phải rút khỏi chợ Đồn, Chợ Rã vào cuối tháng 11 – 1947.

Ở hướng đông: quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường quốc lộ số 4 tiêu biểu là phục kích trên đèo Bông Lau vào 30/10/1947 trúng đoàn xe cơ giới của địch.

Hướng tây: Quân dân ta phục lích đánh địch trên nhiều trận ở sông Lô nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.

Trước sức tấn công của ta, Pháp buộc phải rút khỏi Việt Bắc chúng buộc phải cử thêm viện binh đến đón đạo quân rút lui nhưng đã bị đánh tơi bời. Đến ngày 19/12/1947, Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp đã bị thất bại. Chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947 kết thúc.

b. Kết quả

Sau 75 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ta đã biến Việt Bắc thành mồ chon giặc Pháp ta loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch, hạ 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô, hàng trăm xe pháo, phá hủy rất nhiều vũ khí và quân trang quân dụng.

Ta vẫn kiểm soát được vùng biên giới Cao – Bắc – Lạng, Trung ương Đảng, Chính phủ được bảo vệ an toàn, quân chủ lực được trưởng thành trong chiến đấu

Ý nghĩa:

Chiến thắng Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp, nó chứng tỏ ta có khả năng đẩy lùi được những cuộc hành binh lớn của địch.

Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn đồng thời chứng tỏ được tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.

Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “ Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến bước sang thời kì mới.     

Câu 3.

a. Nguyên nhân chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều chú trọng nắm giữ. Do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chốt giữ ở đây lực lượng bố phòng sơ hở. Do đó, Bộ CT TƯ Đảng quyết định chọn TN làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

b. Diễn biến và ý nghĩa

4 – 3 – 1975: Đánh nghi binh ở Playku và Kon Tum.

Ngày 10 – 3 – 1975: ta mở màn chiến dịch ở Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi

Ngày 12/3/1975: Địch phản công nhằm chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành, hệ thống phòng thủ ở Tây Nguyên rung chuyển, địch mất tinh thần, rối loạn.

.Ngày 14/3/1975: Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữu vùng Duyên hải MT và bị ta tiêu diệt.

Ngày 24 – 3 – 1975: Tây Nguyên được giải phóng.

Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Câu 4a

1. Thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế và XDCNXH ở Liên Xô từ sau Chiến tranh TG 2 đến nửa đầu 1970.

Bao gồm 2 giai đoạn nhỏ

a. Khôi phục kinh tế (1945 - 1950)

Là nước chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh nên ngay sau khi CT kết thúc, Liên Xô bước vào khôi phục kinh tế bằng kế hoạch 5 năm 1946 – 1950 và hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng.

Kết quả

  • 1947: Kinh tế công nghiệp được phục hồi.
  • 1950: tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây mới và đi vào hoạt động.
  • 1950: Sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
  • Khoa học – kĩ thuật: phát triển nhanh chóng. Năm 1949: chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.

b. Giai đoạn từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70.

Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH và đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.

  • Công nghiệp: trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ với 1 số ngành CN đạt vào loại cao nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép. Đi đầu trong CN vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.
  • Nông nghiệp: đạt được nhiều thành tựu. Sản lượng nông phẩm những năm 60 tăng trung bình 16%/1 năm.
  • Khoa học – kĩ thuật:

+ 1957: phòng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái đất.

+ 1961: phòng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ truj của loài người.

  • Xã hội: Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số lao động cả nước, trình độ học vấn của nhân dân nâng cao.
  • Đối ngoại: THực hiện chính sách hòa bình, ủng hộ PTGPDT trên thế giới.

Câu 4b.

a. Mục đích – nguyên tác hoạt động của Liên Hợp Quốc:

Mục đich: ra đời của Liên Hợp Quốc là để nhằm duy trì nền hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước thành viên trên cơ sở việc tôn trọng quyền bình đẳng quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

Nguyên tắc hoạt động:

  • Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
  • Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Ạnh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc)
  1. Vai trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng bảo an

Vai trò:Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giớ.

Thành phần: Gồnm 15 nước – 5 nước thường trực , 10 nước không thường trực.

Nguyên tắc bỏ phiếu:

+ 5 nước thường trực không phải bầu lại và 10 nước không thường trực nhiệm kì 2 năm

+ Mọi quyết định của HDDBA phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực mới được thông qua và có giá trị.

Theo Hocmai.vn

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh