Gợi ý đáp án môn Địa lý kỳ thi cao đẳng năm 2013
CÂU I.
1. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân ta:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng nhiều đến mọi hoạt động sản xuất và đời sống của người dân nước ta, trong đó trực tiếp và rõ nhất là tới sản xuất nông nghiệp:
* Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Thuận lợi: Hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể diễn ra quanh năm; nền khí hậu nóng ẩm tạo nhiều điều kiện cho phát triển lúa nước và các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm; giúp cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Khó khăn:
- Tính thất thường của thiên nhiên nhiệt đới cũng gây ra nhiều khó khăn tới sản xuất nông nghiệp: thiên tai, bão lụt, hạn hán và dịch sâu bệnh liên tục xảy ra làm cho năng suất và giá trị của ngành giảm xuống.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
Thuận lợi: Tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống diễn ra quanh năm: ngành lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch và các hoạt động khác…
Khó khăn:
* Nhịp điệu mùa ảnh hưởng tới chế độ nước sông nên gây nhiều hạn chế đối với nhiều hoạt động sản xuất, nhất là trong nông nghiệp và các ngành sản xuất khác.
Độ ẩm cao là điều kiện sinh ra ẩm mốc gây nhiều tổn thất trong việc bảo quản máy móc, nông sản…
* Các hiện tượng thời tiết xấu: lũ lụt, hạn hán, dông, lốc, sương muối cũng gây nhiểu ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
* Môi trường ô nhiễm, dễ bị suy thoái.
2. Nước ta là nước đông dân, thể hiện qua:
• Năm 2006: tổng số dân của cả nước là 84.156 nghìn người.
• Đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
* Ảnh hưởng của dân số đông đến nguồn lao động của nước ta:
Thuận lợi:
Dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
Cung cấp nguồn lao động dồi dào (mỗi năm nước ta có khoảng trên 1 triệu lao động mới), trẻ và năng động.
Khó khăn: Trong điều kiện hiện nay thì dân số đông đang là một trở ngại lớn trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho bộ phân lao động đông đảo, nâng cao đời sống,...
CÂU II.
1. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí:
* Tiềm năng tự nhiên:
Nước ta có nhiều bể trầm tích chưa dầu ngoài thềm lục địa và trên lục địa:
• Các bể trầm tích ngoài thềm lục địa. Bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác.
• Còn có ở bể trầm tích sông Hồng, Trung Bộ, Thổ Chu - Mã Lai
Trữ lượng lớn: Vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí đồng hành.
* Tình hình phát triển:
• Năm 1986, tấn dầu thô đầu tiên được khai thác. Đến nay, sản lượng liên tục tăng (năm 2005 đạt 18,5 triệu tấn).
• Ngoài dầu mỏ, khí tự nhiên đã được khai thác phục vụ cho nhà máy điện và sản xuất phân đạm.
• Công nghiệp dầu khí non trẻ của nước ta không chỉ tập trung vào việc khai thác, mà còn chuẩn bị cho ra đới một ngành công nghiệp mới: Ngành công nghiệp lọc - hoá dầu (Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm) đã đi vào hoạt động.
2. Thuận lợi về mặt tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
• Vị trí lãnh thổ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng kéo dài dọc ven biển miền trung nước ta, trong đó tất cả các tỉnh đều giáp biển.
• Ngoài ra còn có 2 quần đảo xa bờ (huyện đảo thuộc TP Đà Nẵng), Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa). Có 2 ngư trường lớn trọng điểm của quốc gia.
• Địa hình: Có thềm lục địa rộng lớn, có nhiều bán đảo, đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp. Tạo điều kiện xây dựng các cảng biển nước sâu và phát triển ngành du lịch.
• Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện kinh tế biển hoạt động quanh năm.
• Sinh vật: Tài nguyên sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi cho ngành đánh bắt thủy hải sản.
• Khoáng sản: Có dầu khí trên vùng thềm lục địa, tài nguyên muối dồi dào và ngoài ra có khối lượng lớn tài nguyên cát phục vụ cho xây dựng.
CÂU III.
1. Vẽ biểu đồ:
• Vẽ biểu đồ miền.
Lưu ý: Biểu đồ thể hiện rõ các kí hiệu về cơ cấu diện tích các loại cây công nghiệp; chú ý khoảng cách các năm; có đầy đủ tên biểu đồ, bảng chú giải.
2. Nhận xét
* Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta qua các năm từ 2000 đến năm 2010 có sự dịch chuyển rõ rệt.
• Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta là diện tích cây công nghiệp lâu năm (> 65 % giai đoạn 2000 – 2010).
• Tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm dần (dẫn chứng)
• Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng dần (dẫn chứng)
* Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như chính sách phát triển của nhà nước ta:
• Nước ta có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây công nghiệp lâu năm: với ¾ diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình, có hệ thống sông ngòi dày đặc.
• Người dân có nhiều kinh nghiệp trong việc trồng rừng, trồng cây lâu năm.
• Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế: Tăng tỉ trọng trồng cây công nghiệp, trong đó đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm
I. PHẦN RIÊNG
CÂU IV.a.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện:
* Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất của nước ta.
• Một số loại khoáng sản chính: than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa.
• Vùng than Quảng Ninh là nơi tập trung tới hơn 90% trữ lượng than của cả nước với chất lượng tốt nhất Đông Nam Á, sản lượng khai thác hàng năm vượt 30 triệu tấn/năm.
• Ngoài ra còn có một số mỏ khá lớn như đồng – niken (Lào Cai); đất hiếm (Lai Châu); sắt (Yên Bái); kẽm – chì (Chợ Điền); thiếc và boxit (Cao Bằng) với mỗi năm sản xuất khoảng 1000 tấn thiếc...
• Các khoáng sản kim loại đáng kể có apatit Lào Cai, mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn
* MNTDBB là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn, tạo điều kiện hình thành các nhà máy thủy điện công suất cao.
• Các sông suối có trữ năng thủy điện lớn sông Hồng, sông Đà. Trong đó hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước.
• Nguồn thủy năng lớn này đang được khai thác. Các nhà máy thủy điện lớn là Thác Bà trên sông Chảy (110 MW); nhà máy thủy điện Hòa Bình (1,92 triệu KW); hiện nay nhà máy thủy điện Sơn La đang được xây dựng trên sông Đà với công suất là 2,4 triệu KW. Nhiều nhà máy nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông.
CÂU IV.b.
* Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo?
• Khai thác tổng hợp kinh tế vùng biển và hải đảo là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước. Cụ thể:
• Tận dụng khai tác tài nguyên tự nhiên vốn có: đắt bắt thủy, hải sản, phát triển giao thông vận tải biển, du lịch và khai tác khoáng sản biển.
• Tạo việc làm, tăng ngoại tệ, thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân các huyện đảo.
• Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
* Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển du lịch biển ở nước ta:
• Nước ta có đường bờ biển dài (3260 km) từ Móng Cái cho tới Hà Tiên, với 28 tỉnh - thành phố giáp biển.
• Dọc bờ biển từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, nhiều hang động đẹp, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho du lịch và nghỉ dưỡng.
• Ngoài ra, còn có các đảo và quần đảo có nhiều quang cảnh đẹp đang là điểm du lịch thu hút nhiều khách lữ hành trong và ngoài nước.
• Khí hậu thuận lợi cho khai thác du lịch được diễn ra quanh năm.
Theo Hocmai.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin