Môn Vật lý: Nắm chắc và phải cẩn thận

07:05, 01/05/2013

Kiến thức bộ môn Vật lý rất rộng và sâu. Để học sinh có cái nhìn tổng thể hơn cho các kỳ thi sắp tới, một số giáo viên dạy môn này ở các trường THPT chia sẻ kinh nghiệm cho các em:

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

>> Anh văn, học đến đâu chắc đến đó

>> Học Toán không khó, đừng nản!
>> Bí quyết học thi đại học môn Sử

>> Chuyên ngành marketing- cơ hội việc làm ra sao?

>> Môn Hóa học: Sẽ đơn giản nếu nắm chắc lý thuyết, thực hành
>> Môn Địa- cần nhận dạng đúng đề thi

>> Ngành báo chí cần những kỹ năng gì?
>> 
Họa viên kiến trúc: Ngành mới cho học sinh mới tốt nghiệp THPT

>> Các ngành dự báo khó tìm việc
>> Tốt nghiệp cao đẳng: Không có nghĩa hẹp cơ hội việc làm
>> Một số thông tin về chỉ tiêu, ngành đào tạo Công an nhân dân
>> Ngành công an và những điểm mới
>> Học nghề: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
>> Nghề dược: Phục vụ tốt nhu cầu của xã hội phát triển
>> 
Bắt đầu chọn ngành

Kiến thức bộ môn Vật lý rất rộng và sâu. Để học sinh có cái nhìn tổng thể hơn cho các kỳ thi sắp tới, một số giáo viên dạy môn này ở các trường THPT chia sẻ kinh nghiệm cho các em:

Trước hết, các em cần nhớ các khái niệm, định luật, định lý, tính chất và đơn vị các đại lượng Vật lý theo chương trình sách giáo khoa lớp 12.

Sau đó là nắm rõ ý nghĩa các định luật, các hiện tượng, các đại lượng trong công thức. Ví dụ trong phương trình dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ) cm, thí sinh phải biết được x là li độ tính theo đơn vị cm; A là biên độ, hay li độ cực đại tính theo đơn vị cm; ω là tần số góc tính theo đơn vị rad/s; ωt + φ là pha dao động tính theo đơn vị rad…

Các em chú ý, sau khi nắm bắt được các công thức, quy luật, hiện tượng trong Vật lý thì chính là lúc phải bắt tay vào là các bài tập. Vẫn là tập làm từ dễ đến khó.

Tuy nhiên, trước khi làm bài các em cũng cần chú ý một số điểm sau: phân bố quỹ thời gian hợp lý, không nên quá lo lắng bởi sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ; bám sát cấu trúc đề thi đại học môn Vật lý của các năm trước; nắm chắc sách giáo khoa và sách bài tập Vật lý lớp 12, không được học tủ, học lệch; hệ thống lại kiến thức cơ bản cho từng chương, phân loại bài tập; quy đổi thành thạo các đơn vị của các đại lượng Vật lý trong công thức, biết được liên hệ giữa các đơn vị của cùng một đại lượng.

Sau đó, khi làm bài tập thật sự, điều các em cần làm là: đọc kỹ đề bài, kể cả phần dẫn và phần trả lời; khi gặp một câu không làm được thì nên bỏ qua để chuyển qua câu khác;…

Tuy nhiên, điều đặc biệt là các em cần hết sức cẩn thận vì trong môn Vật lý, có khá nhiều “bẫy” sẽ khiến các em mất điểm. Phải hết sức cẩn thận với các đơn vị của đáp án. Ví dụ khi tính biên độ của dao động điều hòa bằng 2cm, nhưng trong đáp án có thể là 2m; 0,02cm; 0,02m.

Hoặc đề bài yêu cầu chọn câu đúng hay câu sai, có nhiều em khi bài toán yêu cầu chọn câu sai thì lại chọn câu đúng và ngược lại. Do đó, các em cần đọc kỹ cả 4 câu trả lời A, B, C, D, lúc đó các em sẽ phát hiện được có 3 đáp án cùng đúng hoặc cùng sai và sẽ chọn được đáp án theo yêu cầu…

Những thắc mắc liên quan đến tuyển sinh, quý phụ huynh, HS vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: tuvantsbvl@gmail.com

NHÓM PV GIÁO DỤC

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh