Đối với đa số học sinh (HS) THPT, môn Hóa thật sự rất… khó nuốt vì toàn ký hiệu, phản ứng hóa học phức tạp. Tuy nhiên, theo cô Nguyễn Thị Phương Thảo- Tổ trưởng tổ Hóa (Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm) nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa, cho rằng, không nên có nhiều ác cảm với môn học này.
Đối với đa số học sinh (HS) THPT, môn Hóa thật sự rất… khó nuốt vì toàn ký hiệu, phản ứng hóa học phức tạp. Tuy nhiên, theo cô Nguyễn Thị Phương Thảo- Tổ trưởng tổ Hóa (Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm) nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa, cho rằng, không nên có nhiều ác cảm với môn học này.
Để học tốt Hóa học, các em HS cần nắm chắc lý thuyết để khi vào làm các dạng bài thực hành, các em sẽ cảm thấy môn này không còn khó nữa và “hấp dẫn” hơn.
Theo cô, Hóa học là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm nên đề thi Hóa cũng kết hợp giữa lý thuyết và bài tập. Các em cần học kỹ lý thuyết chương trình Hóa phổ thông, bao gồm các chương trình ở lớp 10, 11 và 12.
Sau đó tự hệ thống hóa kiến thức sao cho dễ nhớ nhất. Có thể không cần phải học thuộc lòng từng công thức, từng phản ứng một mà nên có một hệ thống chuỗi nhất định. Khi đó, các em sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Các em nên làm quen với các dạng bài tập, hay giải các câu trắc nghiệm theo từng chương. Nếu đã thấy “vững” lý thuyết, thực hành của từng chương thì các em nên bắt đầu làm bài tập rèn luyện với các phương pháp giải nhanh tổng hợp.
Học Hóa, các em nên giải càng nhiều bài tập càng tốt. Nếu đã nắm rõ lý thuyết, quen mặt với các dạng bài từ lớp 10 đến lớp 12 thì khi đó, có thể nói môn Hóa đối với các em không còn khó nữa. Đối với các kỳ thi tốt nghiệp THPT, CĐ, ĐH, cô Thảo khuyên các em nên thử giải các đề thi thử, các đề thi đại học những năm trước.
Tập trung giải đề theo đúng thời gian quy định, có theo dõi điểm số dựa trên thống kê số câu đúng, câu sai. Qua đó cũng có thể tự tìm ra “lỗ hổng” của môn học để có kế hoạch ôn tập lại, nên nhờ thầy cô hướng dẫn sao cho có hiệu quả nhất. Tập đi tập lại nhiều lần, các em sẽ nắm vững được kiến thức, cách thức thi, thời gian quy định để không bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thi thật.
Đối với phần thi trắc nghiệm, khi làm bài các em phải chú ý phân bố thời gian vì đề sẽ có đủ 3 mức độ (biết, hiểu, vận dụng). Nên chọn câu biết trước để làm, gặp câu khó không làm được thì bỏ qua và để cuối giờ mới chọn kết quả. Đặc biệt phải luôn bình tĩnh, tự tin khi bước vào phòng thi…
Những thắc mắc liên quan đến tuyển sinh, quý phụ huynh, HS vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: tuvantsbvl@gmail.com
NHÓM PV GIÁO DỤC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin