Địa lý là môn học gây không ít khó khăn cho học sinh (HS) trong quá trình ôn luyện. Theo nhiều giáo viên có kinh nghiệm, khâu đầu tiên và quan trọng mà HS cần lưu ý là nhận dạng đề thi. Đề thi thường có từ 3- 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65- 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví dụ như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền,
Địa lý là môn học gây không ít khó khăn cho học sinh (HS) trong quá trình ôn luyện. Theo nhiều giáo viên có kinh nghiệm, khâu đầu tiên và quan trọng mà HS cần lưu ý là nhận dạng đề thi.
Đề thi thường có từ 3- 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65- 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví dụ như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô...
Sau đó, HS phác thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi nhằm giúp cho việc phân chia thời gian hợp lý, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu hỏi trong quá trình làm bài. Ngay sau khi nhận dạng đề, HS nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian.
Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó.
Với những số liệu thống kê dùng để minh họa cho bài làm được lấy từ sách giáo khoa hoặc những số liệu đã được cập nhật từ bên ngoài, thí sinh cần nói rõ nguồn gốc và thời điểm của chúng. Khi vẽ biểu đồ, chú ý ghi tên biểu đồ, bảng chú giải và đặc biệt phải có sự tương thích giữa ký hiệu trong bảng chú giải với những ký hiệu đã dùng trong biểu đồ.
Trình bày bài thi cũng là một khâu rất quan trọng vì giá trị của một bài thi không những thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được giám khảo chú ý.
Bài thi Địa lý có thể trình bày ở dạng bài gồm: mở bài, thân bài và kết luận, hoặc dùng trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu.
Khi ôn tập, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, đừng học nhảy cóc lung tung…
Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có thể hệ thống giúp HS làm bài tốt môn Địa lý. Việc sử dụng có hiệu quả Atlat cùng với hệ thống hóa, sơ đồ hóa các bài tập, bài tự kiểm tra vừa giúp HS nhàn hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu.
Bạn Ngô Trọng Ân- HS giỏi Địa giải ba toàn quốc chia sẻ: “Cách rất hữu ích cho HS là khi học đến bài nào, các bạn quan sát trong Atlat liên quan tới bài đó, vừa giúp nhớ bài tốt, vừa biết cách đọc Atlat.”
Ngoài ra, HS nên rèn cho mình những kỹ năng cơ bản: tâm lý bình tĩnh, đọc kỹ đề bài, định hướng chính xác yêu cầu đề bài.
Những thắc mắc liên quan đến tuyển sinh, quý phụ huynh, HS vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ tuvantsbvl@gmail.com
NHÓM PV GIÁO DỤC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin