Môn thi tốt nghiệp đã được Bộ GD- ĐT công bố và không có môn Sử. Tuy nhiên, nếu thí sinh (TS) chọn thi khối C vẫn phải thi môn này và cần học hành chăm chỉ hơn. Bởi, như các môn khác môn Sử nếu bỏ đi một thời gian dễ quên bài và khi học lại thì tốn thời gian khá nhiều.
Môn thi tốt nghiệp đã được Bộ GD- ĐT công bố và không có môn Sử. Tuy nhiên, nếu thí sinh (TS) chọn thi khối C vẫn phải thi môn này và cần học hành chăm chỉ hơn. Bởi, như các môn khác môn Sử nếu bỏ đi một thời gian dễ quên bài và khi học lại thì tốn thời gian khá nhiều.
Để giúp TS có kế hoạch học và ôn thi môn Sử có hiệu quả chúng tôi đã gặp và trao đổi với thầy Nguyễn Văn Mười- Nhà giáo ưu tú, giáo viên dạy Sử- Trường THPT Lưu Văn Liệt.
Nhiều TS còn xem nhẹ môn Sử và thực tế cho thấy, mỗi kỳ thi đại học có đến hàng ngàn điểm 0 môn này.
Một trong những nguyên nhân khiến TS thấp điểm môn Sử là do thiếu nền tảng. Do trong quá trình học nhiều học sinh còn lơ là học vẹt, học đối phó.
Để làm bài tốt môn này, TS cần nắm rõ toàn bộ chương trình cùng các mốc lịch sử quan trọng. Trong các mốc đó, sự kiện lịch sử nào quan trọng? Mối liên hệ giữa các sự kiện? Ý nghĩa các sự kiện đó?
Đặc trưng của môn Sử là rất dài, sự kiện ngày tháng năm nhiều, rất khó nhớ, do vậy, TS thường đem “râu ông này cắm cằm bà kia”. Theo thầy Mười, để tránh tình trạng này, TS cần phải nắm được một số vấn đề cơ bản.
Trước hết là nắm được toàn bộ chương trình theo hệ thống tránh nhầm lẫn. Sau nữa là nắm được các giai đoạn lịch sử. Ví dụ: 1954- 1960: chiến tranh đơn phương, 1961- 1965: chiến tranh đặc biệt,... Nắm được các mốc lịch sử quan trọng: 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, 1939: chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ,…
Đồng thời, TS cũng phải ghi nhớ tính liên tục của sự kiện lịch sử. Trong đó, cách so sánh các sự kiện trong lúc học sẽ giúp các em nhớ dai hơn và chắc hơn. Ví dụ: So sánh phong trào cách mạng 1930- 1931 và phong trào dân chủ 1936- 1939.
Bên cạnh, TS phải nắm được cách nhớ sự kiện lịch sử trong mốc lịch sử. Ví dụ: tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, TS cần nhớ một vài cụm từ quan trọng sau đó triển khai ra: ngoại xâm, nội phản, đói, dốt, tài chính=> ngàn cân treo sợi tóc. Nắm được cách tổng hợp như trong các hội nghị Trung ương Đảng quan trọng: Hội nghị Trung ương 6, Hội nghị Trung ương 8,…
Song song đó, trong quá trình làm bài, TS nên làm dàn bài, vẽ trục thời gian hoặc vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học.
TS không nên học tủ, học vẹt mà phải thông hiểu và biết vận dụng các kiến thức đã học để đáp ứng yêu cầu của đề thi.
Hơn thế, TS cũng cần tập làm các đề thi ĐH của những năm trước để rút kinh nghiệm. Các câu hỏi không bao giờ đề nghị trực tiếp mà thường hỏi gián tiếp đòi hỏi TS phải đọc kỹ đề, cẩn thận khi làm bài. “Nếu làm được các điều trên thì TS sẽ có kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới”- thầy Mười chia sẻ.
Những thắc mắc liên quan đến tuyển sinh, quý phụ huynh, HS vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ tuvantsbvl@gmail.com
NHÓM PV GIÁO DỤC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin