15 năm- một chặng đường ghi dấu và tri ân những tấm lòng luôn vì tương lai, đồng thời tiếp tục ươm mầm những ước mơ, tiếp sức cho những mảnh đời khốn khó có thêm nghị lực với niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
15 năm- một chặng đường ghi dấu và tri ân những tấm lòng luôn vì tương lai, đồng thời tiếp tục ươm mầm những ước mơ, tiếp sức cho những mảnh đời khốn khó có thêm nghị lực với niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Tặng xe đạp để học sinh nghèo có phương tiện đến trường.
Ươm mầm tương lai
Khi cơn mưa chợt kéo đến, bà Võ Thị Thu Hà- mẹ em Bùi Thị Mỹ Linh, học sinh (HS) lớp 6 Trường THCS thị trấn Cái Nhum (ở Khóm 1, thị trấn Cái Nhum- Mang Thít) thở dài: “Từ sáng tới giờ, tui chỉ bán được 1 tô phở. Trận mưa hôm qua làm ngập nền nhà lênh láng, phải tát cả buổi mới xong, giờ lại mưa tiếp…”. Nói rồi bà lại te tái chạy đi lấy thau hứng nước.
Trước đây, bà Hà bán rau cải ngoài chợ. Năm rồi, chứng cao huyết áp, đau cột sống và thần kinh tọa hoành hành, khiến việc đi lại của bà vô cùng khó khăn. Thương mẹ cực khổ, Mỹ Linh đi bán vé số kiếm tiền trang trải… Nhìn con gầy gò, 10 tuổi đầu phải lặn lội bán chừng 20 tờ vé số/ngày, bà xin vay vốn ngân hàng, mở quán phở ngay
tại nhà...
Cứ 5 giờ sáng, Linh đi chợ, phụ mẹ nấu phở rồi mới đi học. Với giá bán bình dân, nhiều người khen “chủ quán khéo tay”, nhưng do nơi bán ít người qua lại, thu nhập chẳng bao nhiêu. “Tui mong mỗi ngày bán chừng 10 tô để xoay đồng vốn là mừng lắm rồi…”- bà Hà tâm sự. Tuy có sổ hộ nghèo và thẻ bảo hiểm y tế, nhưng bà Hà chỉ dám hốt thuốc tại các điểm từ thiện cho đỡ tốn kém… Cha bé Linh bỏ đi khi Linh mới 2 tuổi, tuy khó khăn, nhưng Linh luôn học giỏi. Bà Hà khoe: “Con ham học, biết lo nghĩ, tui cũng thấy an ủi”. Nhìn vào sổ học bạ toàn điểm 10, chúng tôi vô cùng khâm phục học lực của em. Ông Phạm Minh Tiến- Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mang Thít cho biết: Tôi đang làm đề nghị xét cấp học bổng “Ước mơ Việt Nam” gửi đến Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Học bổng do Công ty IB Group Việt
Vừa đạp xe về tới nhà, Linh liền reo vang: “Má ơi đậu rồi, con thi HS giỏi (môn Anh văn cấp trường- PV) được 9,5 điểm”. Nhìn vào nụ cười rạng rỡ, ánh mắt hân hoan của cô bé, tôi tin rồi đây Linh sẽ sớm thực hiện được ước mơ: “Cố gắng hơn nữa để thi đậu HS giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Sau này lớn lên làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ và giúp đỡ nhiều người” của cô bé sẽ thành hiện thực.
Bay cao những ước mơ
Từ sự tận tâm, sẻ chia của Hội Khuyến học mà nhiều HS đã vượt qua khốn khó. Cách nay hơn 10 năm, mẹ Lâm Hữu Khánh Phương (thị trấn Cái Nhum- Mang Thít) qua đời sau cơn bạo bệnh. Cuộc sống vô cùng khó khăn, Hội Khuyến học đã tìm nguồn tài trợ, cấp phát học bổng để Phương tiếp bước đến trường… “Nhờ có tía (cách Phương gọi ông Tiến- PV) đỡ đầu, giờ đây tôi mới có cơ hội trở thành giảng viên Trường Đại học FPT (TP Hồ Chí Minh), cất được nhà và có mức thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nay, tôi sẵn lòng hỗ trợ công tác khuyến học- khuyến tài để cảm ơn những người cưu mang, giúp đỡ tôi…”- Phương tâm sự.
Nhờ sự quan tâm, động viên của cô chú Hội Khuyến học mà Linh có điều kiện tiếp bước trên con đường học vấn.
Theo ông Tiến, nguồn vận động càng dồi dào thì việc động viên, khuyến khích các em học tập càng hiệu quả. Do đó, ông luôn kiên trì vận động ủng hộ. Nếu như năm 2006, hội vận động chỉ được 16,2 triệu đồng thì từ đầu năm đến nay, đã vận động gần 1,6 tỷ đồng và 100 USD. Trong đó, có các nguồn học bổng ổn định như: Trần Đại Nghĩa, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Hội đồng hương TP Hồ Chí Minh, Enfants du Vietnam, Adep...
Theo ông Phan Tấn Tài: Công tác vận động quỹ khuyến học để hỗ trợ, khuyến khích dạy và học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hội trong 15 năm qua. Hội đã vận động trên 120 tỷ đồng trợ cấp khó khăn, cấp học bổng, khen thưởng cho hàng triệu HS- sinh viên nghèo hiếu học, giáo viên dạy giỏi có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng 23 trường học; hỗ trợ trang thiết bị dạy- học; vận động nhân dân hiến trên 91.000m2 đất xây trường…
Để có được thành quả này, Hội Khuyến học đã không ngừng sáng tạo trong phương cách vận động, xây dựng quỹ khuyến học, như: tổ chức ký túc xá tình thương; xe, đò đưa rước miễn giảm phí, chỗ tá túc trong chùa… cho HS- sinh viên nghèo ở xa. Ông Phan Tấn Tài nói: “Từ những việc làm thiết thực, Hội Khuyến học đã là chỗ dựa đáng tin cậy của nhiều HS- sinh viên nghèo trên bước đường thực hiện ước mơ hoài bão
của mình”.
Những năm qua, phong trào khuyến học đã tạo thành phong trào quần chúng mạnh mẽ, hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Nổi bật có: Hội Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh (gần 60 tỷ đồng); Đài PT-TH Vĩnh Long tài trợ chương trình học bổng Trần Đại Nghĩa trên 15 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Vĩnh Long gần 10 tỷ đồng… và rất nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã và đang tích cực tham gia khuyến học- khuyến tài, khiến chủ trương xã hội hóa giáo dục ngày càng rộng khắp. |
Bài, ảnh: XUÂN TƯƠI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin