Nằm cheo leo đỉnh núi Kon Hơ Ung (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, Gia Lai) ở độ cao hơn 1.000 mét là rừng thông trăm tuổi có đường kính 3 người ôm không xuể. Đây là rừng thông tự nhiên duy nhất ở Gia Lai và chứa đựng nhiều giá trị về sinh thái và du lịch.
Bẳng chỉ dẫn lên rừng thông cổ thụ hàng trăm tuổi |
Nằm cheo leo đỉnh núi Kon Hơ Ung (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, Gia Lai) ở độ cao hơn 1.000 mét là rừng thông trăm tuổi có đường kính 3 người ôm không xuể. Đây là rừng thông tự nhiên duy nhất ở Gia Lai và chứa đựng nhiều giá trị về sinh thái và du lịch.
Vượt hơn 70km từ TP.Pleiku xuôi về An Khê, chúng tôi đã men theo 10km đường rừng để lên núi Kon Hơ Ung ngắm rừng thông cổ thụ. Hành trình đi bộ chinh phục núi Kon Hrung đầy gian khổ với những con dốc cao hơn 30 độ. Theo những người dẫn đường cho biết, từ dòng suối Cát dưới chân núi (hay gọi theo tiếng Bahnar là Đak Hyam) đi lên đến đỉnh núi có chiều dài gần 4,5km. Mất khoảng 4 tiếng để lên và xuống núi. Đường lên núi rất khó đi vì nhiều dốc đứng. Mọi người phải bỏ bớt đồ đạc lại và chỉ cần xách theo nhiều chai nước để uống”.
Để lên được rừng thông cổ thụ phải mất hơn 2h đồng hồ đi bộ đường rừng |
Vượt hơn 1h đồng hồ lên gần đến đỉnh núi Kon Hơ Ung, chúng tôi đã cảm nhận được không khí mát mẻ, tiếng thở rì rào của những gốc thông cổ thụ có tuổi đời hàng trăm tuổi. Dọc đường đi lên, lác đác những gốc thông rất lớn có đường kính gần 2m. Càng lên cao thì cây thông cổ thụ xuất hiện nhiều hơn. Có nhiều cây thông mọc chênh vênh bên vách núi nhưng vnx vững chãi, cành lá xum xuê tạo thêm vẻ hoang sơ và kỳ bí. Cũng có cũng cây thông cổ thụ bị chết đứng giữa trời, thân trơ những lớp vỏ cây xù xì, gai góc gợi một sự chiêm nghiệm về quy luật sinh tử.
Lên đến đỉnh núi (theo người dân gọi là bãi đất vuông) là hàng trăm gốc thông cổ thụ rất lớn và sự hồi sinh phát triển của các cây thông con. Cảnh vật nơi đây như một bức trang vẽ. Dưới nền đất là thảm cỏ xanh mướt. Lưng chừng là vô vàn cây mua nở tím cả khu rừng. Phía trên cao là những cây thông hai lá thân thẳng tắp.
Trao đổi với chúng tôi, Ngô Khắc Ngọc (Bí thư Huyện uỷ Đak Pơ) cho biết: “Theo tìm hiểu của chúng tôi, rừng thông này có từ thời Pháp xâm chiếm nước ta với tổng diện tích là 200 ha. Trong rừng, đan xen những cây thông cổ thụ khoảng hơn 100 năm tuổi và những cây thông tái sinh có độ tuổi vài chục năm. Ngoài rừng thông hai lá tự nhiên, trên đó còn có 2 con suối gần đó là suối Cát, suối Lạnh. Khu vực này tiếp giáp với làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang)…”.
Trên đỉnh núi có hàng trăm gốc cây thông tự nhiên có đường kính trung bình từ 1m2 - 2m |
Có cả những gốc thông hơn 1m5, 3 người ôm không xuể |
“Hàng năm cứ đến dịp mùa nắng có rất đông người dân ở Đak Pơ và các huyện lân cận rủ nhau lên những địa điểm trên vui chơi, nhất là tại rừng thông cổ thụ. Họ thường mang theo thức ăn, nước uống lên đó để tránh nắng nóng. Nhiệt độ trên đỉnh núi Kon Hrung thấp hơn dưới chân núi khoảng 4 độ. Rừng thông tự nhiên ở xã Hà Tam nằm trong đề án quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Gia Lai đến năm 2030. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đến đầu tư, phát triển du lịch ở khu vực rừng thông tự nhiên ở xã Hà Tam…”, Bí Thư Ngọc cho biết thêm.
Dưới tán rừng thông là những rừng hoa Mua tím cả khu rừng |
Cận cảnh hàng trăm gốc thông trăm tuổi khổng lồ trên đèo Mang Yang |
Tuy nhiên, năm 2004 những gốc thông hàng trăm tuổi này bị các đối tượng khai thác trộm nhựa nên đã để lại những vết thương lớn, đến nay vẫn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
Theo Dân Trí
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin