Khai thác du lịch cộng đồng, tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa

12:09, 14/09/2016

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy Vĩnh Long, Đảng bộ huyện Bình Tân xây dựng kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy Vĩnh Long, Đảng bộ huyện Bình Tân xây dựng kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030.

Địa bàn huyện Bình Tân nằm trải dài theo tuyến sông Hậu, có nguồn nước ngọt dồi dạo, thích hợp phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyên canh rau màu, trồng hoa kiểng,... rất thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch sông nước miệt vườn.

Dựa vào điều kiện địa phương, việc phát triển du lịch gắn với lợi thế, tiềm năng sẵn có. Cụ thể, các đình chùa, miếu mạo đáp ứng nhu cầu du khách thích tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa (có đình thần Tân Quới, đình thần Thành Lợi (được xếp hạng công trình lịch sử văn hóa cấp tỉnh);

các đình thần Cái Côn, Tân An Thạnh, Trà Cuồng, Thành Đông, miếu Quan Tổng trấn Tân An Thạnh; các chùa Hưng Huệ (Tân Quới), Trúc Lâm (Tân Bình), Cổ Hủ (Tân An Thạnh) và đặc biệt có 2 căn nhà cổ trên 100 tuổi với kiến trúc xây dựng độc đáo ở Tân Bình).

Bên cạnh, cũng có nhiều điểm vui chơi, giải trí với cảnh quan thiên nhiên tươi mát (có khu du lịch sinh thái xã Tân Thành, khu du lịch sông nước có cồn nổi tự nhiên xã Tân An Thạnh).

Ngoài ra, địa phương còn khai thác du lịch cộng đồng, tổ chức cuộc sống thường nhật, sinh hoạt cùng người dân địa phương, thưởng thức đờn ca tài tử và các món ăn đặc trưng vùng sông nước miệt vườn Nam Bộ theo tour “homestay” (có cá lóc nướng trui cuốn bánh tráng, cá rô kho tộ, canh chua cá tra bần, cá bông lau kho lạt, ếch xào hành lá, bông hành xào thịt bò, khoai lang cuốn mắm sống, bắp trái và khoai lang nướng lùi, đọt khoai lang chấm chao,... cùng nhiều loại cây trái đặc sản nổi tiếng như: sầu riêng, vú sữa, dừa xiêm, mận, cam...)

CÔNG PHÚC

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh