Từ 14/2, Thông tư số 29 về dạy thêm (DT), học thêm sẽ chính thức có hiệu lực, vấn đề này không chỉ được giáo viên, học sinh, phụ huynh mà hầu như toàn xã hội quan tâm. Theo đó, hoạt động DT, học thêm góp phần củng cố nâng cao kiến thức kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh phù hợp với tâm lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
Trong đó, những điểm mới đáng lưu ý là: có 3 trường hợp được DT trong nhà trường, cụ thể: học sinh giỏi, học sinh có kết quả chưa đạt và học sinh cuối cấp. DT, học thêm trong nhà trường không được thu tiền. Giáo viên muốn DT ngoài nhà trường, phải dạy tại các trung tâm có đăng ký kinh doanh; không được DT thu tiền học sinh chính khóa dù ở nhà hay ở trung tâm. Trung tâm DT phải chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh, giáo viên DT thì phải báo với hiệu trưởng hoặc là người đứng đầu cơ sở giáo dục và việc DT thu tiền phải đóng thuế.
Thông tư trên cũng quy định, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc DT ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia DT ngoài nhà trường. Có nghĩa là giáo viên có thể dạy ở các trung tâm nhưng không được giữ vai trò là người quản lý, điều hành trung tâm đó.
Theo thông tư trên, có 3 trường hợp không được tổ chức DT từ ngày 14/2: một là không tổ chức DT đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Hai là giáo viên đang dạy học tại các trường không được DT ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc DT ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia DT ngoài nhà trường.
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin