(VLO) Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định về dạy thêm (DT), học thêm (HT). Trong đó, nguyên tắc 1: “DT, HT chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu HT, tự nguyện HT và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tổ chức, cá nhân tổ chức DT, HT không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh HT” là rất khó xác định.
Vấn đề “tự nguyện” hay “ép buộc” HT rất khó xác định vì dù thực tế có không ít ý kiến về việc HT, thậm chí gọi điện thông tin cho báo chí nhưng rất khó chứng minh là “có ép buộc” hay không?
Rất nhiều trường hợp phụ huynh học sinh bàn luận, thông tin nhưng khi phát ngôn chính thức hay chỉ để lại tên viết tắt trên báo chí cũng ngại ngùng không chấp nhận.
Thực tế, nguyên tắc này không mới trước đó, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 ban hành quy định về DT, HT cũng đã nêu rõ: “Đối tượng HT là học sinh có nhu cầu HT, tự nguyện HT và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh HT”.
Nhưng để thực hiện hẳn cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa để làm căn cứ xác định, việc DT, HT là “tự nguyện” hay “ép buộc”.
Nhu cầu HT của học sinh là rất lớn, đặc biệt là học sinh ở đô thị. Vấn đề này có nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, trước hết là hầu như tất cả cha mẹ đều mong muốn con em mình học giỏi hơn và HT được hiểu là thời gian để nâng cao thành tích học tập của con, học theo bạn bè hoặc đơn giản là để con giảm bớt thời gian chơi điện thoại.
Thiết nghĩ, để những quy định về DT, HT có thể áp dụng quản lý hiệu quả vấn đề này; cần có những hướng dẫn cụ thể hơn để quản lý DT thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn.
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin