Quy định mới về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động

01:07, 19/07/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

 

Theo bảng phân tích lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định số 74/2024 chênh lệch với lương tối thiểu vùng cũ theo Nghị định số 38/2022 ở mức lương tối thiểu tháng bình quân 237.500đ (6,04%). Tương tự, chênh lệch ở mức lương tối thiểu theo giờ bình quân 1.150đ (6,08%).
Theo bảng phân tích lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định số 74/2024 chênh lệch với lương tối thiểu vùng cũ theo Nghị định số 38/2022 ở mức lương tối thiểu tháng bình quân 237.500đ (6,04%). Tương tự, chênh lệch ở mức lương tối thiểu theo giờ bình quân 1.150đ (6,08%).

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ hết hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024.

Đối tượng áp dụng là NLĐ làm việc theo HĐLĐ theo quy định của Bộ luật LĐ; người sử dụng LĐ theo quy định của Bộ luật LĐ, bao gồm: doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật LĐ; cơ quan, tổ chức, HTX, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng LĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng LĐ là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại nghị định này.

Tại Điều 3 về mức lương tối thiểu, Nghị định số 74 quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với NLĐ làm việc cho người sử dụng LĐ theo vùng như bảng 1.

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đ/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đ/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Bảng 1


Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại phụ lục kèm theo nghị định này.

Tại Điều 4 về áp dụng mức lương tối thiểu, cho thấy, mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức LĐ hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức LĐ hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng LĐ lựa chọn theo quy định của pháp luật LĐ như sau:

Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Theo Sở Lao động-TB-XH Vĩnh Long, tại tỉnh, các địa bàn TP Vĩnh Long, TX Bình Minh thuộc vùng 2; các huyện Long Hồ, Mang Thít thuộc vùng 3; các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Tân thuộc vùng 4.

Bảng phân tích lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 thể hiện mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu theo giờ, cụ thể như bảng 2, bảng 3.

Vùng

Lương tối thiểu vùng cũ theo Nghị định số 38/2022

Lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định số 74/2024

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

1

4,680,000

4,960,000

280,000

5.98%

2

4,160,000

4,410,000

250,000

6.01%

3

3,640,000

3,860,000

220,000

6.04%

4

3,250,000

3,450,000

200,000

6.15%

Bình quân

3,932,500

4,170,000

237,500

6.04%

Bảng 2. Mức lương tối thiểu tháng (Đvt: Đồng)


Vùng

Lương tối thiểu vùng cũ theo Nghị định số 38/2022

Lương tối thiểu vùng mới theo Nghị định số 74/2024

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

1

22,500

23,800

1,300

5.78%

2

20,000

21,200

1,200

6.00%

3

17,500

18,600

1,100

6.29%

4

15,600

16,600

1,000

6.41%

Bình quân

18,900

20,050

1,150

6.08%

Bảng 3. Mức lương tối thiểu theo giờ (Đvt: Đồng)


Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long tại Công văn số 4209/UBND-TCDNC, ngày 8/7/2024 về việc triển khai Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ. Sở Lao động-TB-XH Vĩnh Long đề nghị Liên đoàn Lao động, BHXH, Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc địa bàn, phạm vi quản lý để thực hiện theo quy định.

Bài, ảnh: MINH THÁI

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh