Tạo sức lan tỏa phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

09:01, 22/01/2024

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) tại tỉnh Vĩnh Long từng bước được nâng cao chất lượng, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao của Nhân dân. 

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tại tỉnh Vĩnh Long từng bước được nâng cao chất lượng, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao của Nhân dân.
 
Tỉnh luôn chú trọng các giải pháp tiếp tục đưa phong trào đi vào thực chất, góp phần hình thành cho người dân thói quen xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Toàn tỉnh có 36% tỷ lệ dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Toàn tỉnh có 36% tỷ lệ dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Đẩy mạnh tuyên truyền gương “Người tốt việc tốt”
 
Ông Phạm Minh Hoàng- Phó Giám đốc Sở Văn hóa-TT-DL, cho biết, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tổ chức triển khai thực hiện phong trào xây dựng gương “Người tốt việc tốt” các điển hình tiên tiến trên lĩnh vực của mỗi cơ quan, đơn vị.
 
Trong năm qua, phong trào thi đua lao động sáng tạo được các cấp, các ngành phát động mạnh mẽ, đều khắp trên các lĩnh vực, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội. 
 
Trong đó, Hội Nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
 
Đầu năm 2023, có 91.190 hộ đăng ký thực hiện, qua phong trào đã xuất hiện nhiều gương nông dân điển hình, mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm vào sản xuất từ đó tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích.
 
Các cấp hội phối hợp các nhà hảo tâm vận động 179 hộ khá giàu giúp cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn 3.115kg gạo, cây, con giống và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, giúp đỡ được 78 hộ thoát nghèo.
 
Theo ông Lê Văn Nhã (ấp Hồi Phước, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn), gia đình sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi bò và trồng cây lâu năm. Ông không ngừng nghiên cứu, học tập những kiến thức khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nhằm giảm chi phí.
 
“Thu nhập của gia đình trung bình hàng năm trên 300 triệu đồng. Tôi nuôi con ăn học và dành một khoản tiền thực hiện công tác an sinh xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, tôi còn hướng dẫn chia sẻ cho bà con trong ấp những kỹ thuật trong sản xuất mà bản thân đã tích lũy được.
 
Gia đình tôi được bình chọn gia đình hiếu học, đạt nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Tôi đăng ký và tuyên truyền vận động mọi người cùng đăng ký thi đua xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, góp phần chung cho ấp đạt văn hóa”- ông Lê Văn Nhã chia sẻ. 
 
Phong trào xây dựng gương “Người tốt việc tốt” lan tỏa rộng khắp. Nổi bật là Hội Người cao tuổi có phong trào “Người cao tuổi tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh, sạch, đẹp”.
 
Lực lượng vũ trang nhân dân có phong trào “Thi đua quyết thắng”, diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến Nhân dân”. Ngoài ra, đoàn thanh niên với phong trào “Xung kích: lao động sáng tạo, phát triển kinh tế- xã hội”, ngành giáo dục phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Qua các phong trào, có hơn 3.300 cá nhân và gần 800 tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất kinh tế, hoạt động xã hội... được tuyên dương khen thưởng.
 
Hình thành nếp sống văn hóa tại cộng đồng
 
Qua công tác tuyên truyền, vận động, cán bộ, đảng viên, người dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa, nhất là thi đua xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa và giữ vững danh hiệu ấp văn hóa NTM; khóm, phường, thị trấn đô thị văn minh. 
 
Ông Phạm Minh Hoàng khẳng định, nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm sâu sắc về mục đích yêu cầu nội dung phong trào TDĐKXDĐSVH một cách toàn diện, bao trùm cả nhiệm vụ chính trị ở địa phương thì nơi đó có xây dựng kế hoạch cụ thể, phong trào đạt hiệu quả và chất lượng.
 
Các cấp luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong quần chúng Nhân dân tham gia tích cực hưởng ứng phong trào thông qua việc tham gia họp tổ nhân dân tự quản, xét bình nghị tiêu chuẩn điểm hộ gia đình văn hóa.
 
BCĐ chủ động, sáng tạo trong tham mưu cho cấp ủy triển khai, thực hiện phong trào, đồng thời thường xuyên tổ chức các phong trào rộng khắp ở từng khu dân cư, như: Ngày hội đại đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giúp vốn làm ăn.... thì phong trào sẽ đi vào lòng dân.
 
Theo bà Nguyễn Thị Quyên Thanh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh, nhiều giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh đã được bảo tồn và phát huy.
 
Công tác quản lý và tổ chức lễ hội từng bước đi vào nề nếp; việc cưới, việc tang có những chuyển biến tích cực; nhiều tấm gương điển hình tiên tiến được lan tỏa và nhân rộng.
 
Phong trào TDĐKXDĐSVH đã góp phần thúc đẩy diện mạo khu vực nông thôn của tỉnh có sự đổi mới rõ rệt; hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng đồng bộ. Chất lượng đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.
 
Thời gian tới, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh yêu cầu, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 4/8/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
 
Tập trung thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án về công tác gia đình; thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 
Cả cộng đồng chung tay giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Cả cộng đồng chung tay giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa, bảo đảm dân chủ, công khai. Phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; đảm bảo an ninh, an toàn và phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương.
 
Để có thêm nhiều cách làm hay, hiệu quả từ phong trào TDĐKXDĐSVH lan tỏa vào đời sống xã hội; các cấp, các ngành cần tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện thường xuyên, cụ thể, bám sát thực tiễn để đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh thực hiện sôi nổi, liên tục và rộng khắp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh đạt 98,82% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa; 100% ấp (khóm, khu) được công nhận khu dân cư văn hóa; có 17 phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; chợ, bến xe, bến tàu đạt chuẩn văn hóa chiếm trên 97%; các cơ sở tôn giáo có đăng ký thực hiện phong trào, qua kiểm tra đều đạt chuẩn văn hóa.
Bài, ảnh: PHƯƠNG THƯ
 
 
 
Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh