Cần cơ sở pháp lý chặt chẽ để giám sát việc dạy thêm

10:11, 22/11/2023

Thay vì cấm dạy thêm, nhiều người cho rằng nên có sự quản lý, có cơ sở pháp lý chặt chẽ để đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Thay vì cấm dạy thêm, nhiều người cho rằng nên có sự quản lý, có cơ sở pháp lý chặt chẽ để đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Mới đây, tại phiên làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình dạy thêm, học thêm. Từ năm 2012, Bộ GD-ĐT đã “ban hành quy định về dạy thêm, học thêm”. Tuy nhiên, đối với môi trường ngoài nhà trường còn đang thiếu một cơ sở pháp lý để có thể điều tiết, giám sát đối với dạy thêm, học thêm. Với số lượng trường học trong cả nước khoảng 53.000 trường học, chưa có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, rất khó để quản lý việc dạy thêm đúng quy định.

Thực tế, dạy thêm là hoạt động đáp ứng nhu cầu học sinh, phụ huynh và góp phần giúp học sinh học tốt hơn. Dạy thêm cũng là giải pháp giúp giáo viên tăng thu nhập. Việc không cho phép giáo viên dạy thêm học sinh mình đang trực tiếp giảng dạy cũng ghi nhận nhiều ý kiến phụ huynh và rất khó thực hiện. Vì giáo viên dạy trên lớp sẽ hiểu học sinh hơn, việc dạy học cũng thuận lợi hơn.

Vấn đề quản lý dạy thêm là cơ chế, chế tài được nghiêm túc thực hiện để dạy thêm không biến tướng. Cần có những quy định để quản lý dạy thêm không mang tính ép buộc học sinh, những quy định chung về học phí, số lượng học viên/lớp/nhóm,… Cùng với đó, cần nghiêm túc thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở dạy thêm; kiểm tra đột xuất, thường xuyên, định kỳ,… để quản lý tốt hơn.

Nói chung, dạy thêm cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, tự nguyện của học sinh và phụ huynh học sinh. Đạo đức nhà giáo, khách quan, vô tư công bằng với học sinh học thêm và không học thêm mình. Đặc biệt, dạy thêm phải có sự quản lý chặt chẽ hơn của các cơ quan liên quan.

VĨNH PHÚC

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh