Người cao tuổi ở Việt Nam mắc trung bình 7 bệnh

08:11, 17/11/2023

Tại Hội nghị Lão khoa quốc gia lần thứ 4, ngày 10-11/11, PGS.TS Nguyễn Trung Anh- Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam cho biết, trung bình một người cao tuổi (NCT) mắc tới 7 bệnh mãn tính (chủ yếu là vấn đề hô hấp, chuyển hóa, sa sút trí tuệ) nên chi phí y tế và gánh nặng chăm sóc gấp 7-10 lần người trẻ. 
 

Trung bình mỗi người sau 60 tuổi mắc từ 3-4 bệnh và sau 80 tuổi mắc tới 7 bệnh.
Trung bình mỗi người sau 60 tuổi mắc từ 3-4 bệnh và sau 80 tuổi mắc tới 7 bệnh.
Tại Hội nghị Lão khoa quốc gia lần thứ 4, ngày 10-11/11, PGS.TS Nguyễn Trung Anh- Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam cho biết, trung bình một người cao tuổi (NCT) mắc tới 7 bệnh mãn tính (chủ yếu là vấn đề hô hấp, chuyển hóa, sa sút trí tuệ) nên chi phí y tế và gánh nặng chăm sóc gấp 7-10 lần người trẻ. 
 
Tại Việt Nam, khoảng 70% NCT không có thu nhập; 30% không có BHYT. Với người từ 80 tuổi, trung bình đã có 14 năm sống chung với bệnh tật. Thu nhập trung bình của NCT chỉ khoảng 538.000 đồng/tháng, chủ yếu từ bảo trợ xã hội, lương hưu và chỉ 62,79% NCT có BHYT. 
 
Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2011 và là một trong số 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Năm 2021, cả nước có 12,5 triệu NCT (chiếm 12,8% dân số). Ước tính tới năm 2038, Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn dân số già với tỷ lệ NCT chiếm trên 20% dân số.
 
Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cần có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT.
 
Tin, ảnh: MAI ANH
 
 
 
Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh