Câu khẩu hiệu thường thấy dọc trên các tuyến đường giao thông, đương nhiên đã là luật thì tất cả mọi người bất kể là ai đều phải chấp hành. Khi luật được thực hiện nghiêm thì rõ ràng sẽ giảm bớt những tình trạng lái xe khi say xỉn.
Câu khẩu hiệu thường thấy dọc trên các tuyến đường giao thông, đương nhiên đã là luật thì tất cả mọi người bất kể là ai đều phải chấp hành. Khi luật được thực hiện nghiêm thì rõ ràng sẽ giảm bớt những tình trạng lái xe khi say xỉn.
Hành động phạm luật vừa nguy hiểm cho chính bản thân người điều khiển phương tiện giao thông, vừa gây mất an toàn cho những người cùng tham gia giao thông. Mấy ông bạn Hai Lúa tui cho hay dạo này quán xá cũng có phần vắng vẻ bởi nhiều người lo sợ phạm luật giao thông.
Cái sự ảnh hưởng kinh doanh một số quán xá đó là chuyện cá biệt, cái quan trọng là sẽ kéo giảm tai nạn giao thông ở nhiều địa phương. Bởi ai cũng hiểu, lái xe trong tình trạng có uống rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên những tai nạn giao thông đáng tiếc.
Phía sau mỗi tai nạn là kéo theo những gánh nặng to lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội, khi có những người là trụ cột kinh tế gia đình bỗng dưng bị tai nạn mất khả năng lao động là tổn thất lớn lao, thậm chí những mất mát không gì bù đắp nổi. Do đó, việc quyết liệt kiểm tra, xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông là điều cần thiết, để dần dần tạo nên ý thức trong cộng đồng. Hình thành văn hóa giao thông trên cả nước.
Hiện nay, cũng không hiếm các trường hợp người tham gia giao thông đã vi phạm nồng độ cồn còn có thái độ chống đối lực lượng chức năng, nhiều khi điện thoại “nhờ vả”, điều này tạo nên tiền lệ không hay ho chút nào. Đã vi phạm luật thì phải chịu hình phạt tương ứng.
Đi cùng với luật, thì hệ thống hạ tầng giao thông công cộng phục vụ người dân cũng cần phải phát triển tương xứng, hoàn thiện hệ thống giao thông tiện lợi từ thành thị đến nông thôn thì người dân cũng có thêm lựa chọn không phải sử dụng phương tiện cá nhân, giúp cho hệ thống giao thông, di chuyển của toàn xã hội phát triển hoàn thiện, chớ không riêng gì chuyện phải lái xe trong tình trạng đã có sử dụng chất có cồn.
Hiện nay, ở nông thôn còn bất tiện hơn khi chưa thể kết nối hệ thống giao thông linh hoạt phục vụ người dân. Do đó, vẫn còn lâu người dân mới có thể được phục vụ bởi các phương tiện giao thông công cộng, nên cũng còn đại bộ phận người dân sử dụng phương tiện cá nhân, khi đã có rượu bia thì cũng chẳng thể có xe buýt, xe điện như các nước phát triển.
Đó cũng là sự bất tiện cho người dân khi lựa chọn tham gia giao thông, nhất là khi đã sử dụng rượu bia. Liệu phương án sử dụng phương tiện giao thông công cộng để… về nhà trong tình huống này có được ưu tiên?
Hailua@.com