Bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng

08:10, 23/10/2023

Theo Sở Y tế, số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tuần qua ghi nhận 172 ca mắc, tăng 21% so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm 2023 đến 20/10, tỉnh ghi nhận trên 1.630 ca, tăng gần 370 ca so với cùng kỳ 2022.

Theo Sở Y tế, số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tuần qua ghi nhận 172 ca mắc, tăng 21% so với tuần trước đó. Tính từ đầu năm 2023 đến 20/10, tỉnh ghi nhận trên 1.630 ca, tăng gần 370 ca so với cùng kỳ 2022.

Để phòng ngừa số ca bệnh TCM tăng trên diện rộng, Sở Y tế chỉ đạo y tế các cấp làm tốt công tác phối hợp các địa phương thực hiện tuyên truyền để người dân nắm rõ thông tin, phòng ngừa bệnh đúng cách, góp phần kéo giảm tình hình lây lan bệnh nhiều nơi.

Theo BS.CK2 Trần Chí Công- Phó Trưởng Khoa Nhi BVĐK Vĩnh Long, cha mẹ không nên chủ quan, nhất là những ca bệnh triệu chứng không điển hình, khó nhận biết thì sẽ dễ diễn tiến nặng. Thông thường, trẻ mắc TCM có triệu chứng ban đầu thường gặp là sốt từ 2-3 ngày, sẽ có các bóng nước ở tay chân, vết loét trong miệng…

Song, có những trường hợp triệu chứng không điển hình, không xuất hiện những dấu hiệu trên khiến cha mẹ khó nhận biết. Do đó, để kịp thời phát hiện, trẻ mắc TCM thường có biểu hiện như đi đứng loạng choạng, giật mình chới với, ói nhiều, lừ đừ; trẻ đảo mắt bất thường; quấy khóc (dỗ không nín); co giật; thở mệt, hay trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao như béo phì, mắc bệnh nền... thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

THÚY QUYÊN

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh