Hỗ trợ chia sẻ rủi ro, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

03:10, 12/10/2023

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động (NLĐ) mang tính thiết thực và hữu ích, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và BNN.

 

Công nhân, người lao động tham dự lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2023.
Công nhân, người lao động tham dự lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2023.

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) là chính sách an sinh xã hội nhằm bù đắp một phần tổn thất cho người lao động (NLĐ) mang tính thiết thực và hữu ích, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và BNN.

Chính sách BHTNLĐ, BNN được quy định tại Chương III của Luật An toàn, Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có hiệu lực từ ngày 1/7/2016; Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về BHTNLĐ, BNN bắt buộc; Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ BHTNLĐ, BNN; Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về chế độ đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN.

Các nội dung cơ bản của chính sách BHTNLĐ, BNN bao gồm: đối tượng tham gia; mức đóng; điều kiện hưởng chế độ trên; chế độ; trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN.

Đối tượng tham gia BHTNLĐ, BNN bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;... người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng, không bao gồm NLĐ là người giúp việc gia đình; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương; người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHTNLĐ, BNN.

Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ BHTNLĐ, BNN cũng được quy định cụ thể.

Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH cho NLĐ, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau: mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; đồng thời áp dụng đối với NLĐ là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước; mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN.

Người sử dụng lao động hàng tháng đóng vào Quỹ BHTNLĐ, BNN với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi NLĐ là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hàng tháng bằng 0,5% hoặc 0,3% tương ứng với từng đối tượng theo quy định; phương thức đóng thực hiện hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

Ngoài ra, các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ BHTNLĐ, BNN. Cụ thể doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN được áp dụng mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, nếu bảo đảm 3 điều kiện đã được quy định cụ thể.

Thực hiện chính sách BHTNLĐ, BNN, Luật ATVSLĐ và thông tư liên quan đã hướng dẫn điều kiện hưởng chế độ BHTNLĐ, BNN. Theo đó đối với điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, NLĐ tham gia BHTNLĐ, BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây:

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp: tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định.

Đối với điều kiện hưởng chế độ BNN, NLĐ tham gia BHTNLĐ, BNN được hưởng chế độ BNN khi có đủ các điều kiện sau đây: bị BNN thuộc danh mục BNN do Bộ Y tế ban hành; suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị BNN theo quy định.

NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN thuộc danh mục BNN của Bộ Y tế mà phát hiện bị BNN trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

Bài, ảnh: MINH THÁI

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh