BHXH Việt Nam cho biết, trong 8 tháng của năm 2023, cơ quan này đã chi trả khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cho học sinh, sinh viên (HSSV) khoảng 2.174 tỷ đồng với hơn 5,2 triệu lượt KCB.
BHXH Việt Nam cho biết, trong 8 tháng của năm 2023, cơ quan này đã chi trả khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cho học sinh, sinh viên (HSSV) khoảng 2.174 tỷ đồng với hơn 5,2 triệu lượt KCB. Trước đó, thống kê năm 2022 cho thấy cả nước có khoảng 3,5 triệu HSSV đi KCB BHYT với gần 7,4 triệu lượt. Số tiền được quỹ BHYT chi trả là 3.142 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2022 và 8 tháng của năm 2023, nhiều trường hợp HSSV đi KCB đã được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn, cụ thể: Chi phí từ 100-200 triệu đồng: có 1.435 HSSV/15.620 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 194,4 tỷ đồng. Chi phí từ 200-500 triệu đồng: 568 HSSV/6.489 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 165,5 tỷ đồng. Trên 500 triệu đồng: 66 HSSV/817 lượt KCB, chi phí quỹ BHYT chi trả là 43 tỷ đồng.
Một số trường hợp HSSV được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn (trong năm 2022 và 8 tháng của năm 2023) như: Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao nhất là 1,07 tỷ đồng (trong năm 2022) sinh năm 2006, với chẩn đoán bệnh chính là “bệnh của hốc mắt, viêm cơ tim cấp, di chứng tổn thương nội sọ”. Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ hai là 1,04 tỷ đồng (trong năm 2022), sinh năm 2008 (địa chỉ xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) chẩn đoán bệnh chính là “thiếu yếu tố VIII di truyền, sốt xuất huyết nặng”.
Một trường hợp khác cũng được quỹ BHYT chi trả 1,04 tỷ đồng (trong đó năm 2022 được chi trả 0,66 tỷ đồng, 8 tháng của năm 2023 được chi trả 0,38 tỷ đồng) sinh năm 2014 chẩn đoán bệnh chính là “gan xơ hóa, viêm đường mật, teo đường mật…”.
Ngoài ra, một người bệnh khác được quỹ BHYT chi trả 920 triệu đồng (trong đó năm 2022 được chi trả 690 triệu đồng, 8 tháng của năm 2023 được chi trả 230 triệu đồng) sinh năm 2007 chẩn đoán bệnh chính là “nhiễm khuẩn huyết não mô cầu không đặc hiệu, viêm gan virus cấp khác, suy tủy xương vô căn…”.
MAI ANH