Chủ trương của Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để người trong độ tuổi lao động và nhất là lực lượng thanh niên có kỹ năng nghề, thể hiện gần nhất là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sinh viên, học sinh tại các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trải nghiệm và định hướng nghề nghiệp cho mình. |
(VLO) Chủ trương của Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để người trong độ tuổi lao động và nhất là lực lượng thanh niên có kỹ năng nghề, thể hiện gần nhất là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát triển bền vững GDNN trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển nguồn nhân lực nhằm trang bị cho thanh thiếu niên và người lao động các kỹ năng cần thiết cho việc làm, tinh thần kinh doanh và học tập suốt đời.
Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao, đòi hỏi GDNN phải nhanh chóng chuyển từ mô hình đào tạo theo số lượng, sang mô hình đào tạo chất lượng, phân tầng chất lượng (nhất là chất lượng cao và trình độ cao) với quy mô thích hợp theo các giai đoạn phát triển kinh tế.
Báo cáo của ngành chức năng cho thấy, giai đoạn từ năm 2020 đến nay, bình quân hàng năm có trên 32.000 lao động của tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp; tạo việc làm mới cho gần 25.000 lao động, trong đó bình quân mỗi năm đưa trên 1.400 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thời điểm tháng 5/2023, bạn Nguyễn Khoa Lợi là học sinh lớp 12 Trường THPT Trưng Vương, đến tham gia Ngày hội việc làm- GDNN tỉnh Vĩnh Long năm 2023, đã nêu suy nghĩ: “Em tới đây để tìm một con đường khác ĐH theo khả năng học tập của mình. Em tìm hướng học nghề để làm nghề”.
Thực tế ngày nay, thị trường lao động việc làm thay đổi nhanh và khó đoán định, do vậy cần chuyển hướng đào tạo từ diện nghề hẹp, chuyên sâu sang đào tạo diện nghề rộng, tích hợp liên ngành nghề, để người học dễ dàng dịch chuyển nghề nghiệp trên thị trường lao động, tham gia đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động, sinh viên, học sinh THPT huyện Long Hồ tham gia phiên giao dịch việc làm huyện Long Hồ năm 2023. |
Hơn 3 tháng trước, bạn Nguyễn Phạm Thanh Tuyền đang học lớp 12 tại Trung tâm GDNN- Giáo dục thường xuyên huyện Long Hồ cũng tham dự Ngày hội việc làm- GDNN để tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp. “Em thích ngành nghề điều dưỡng.
Em đã chọn được cho mình một đơn vị để đăng ký theo học nghề này, làm nghề và có thể đi xuất khẩu lao động”- nữ sinh nói với chúng tôi khi đang tham quan các gian hàng của cơ sở đào tạo, cơ sở GDNN cùng với các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Có thể nói rằng, GDNN cần phát triển dưới nhiều hình thức và mở rộng tới cấp THCS nhằm trang bị cho thanh niên trẻ những kỹ năng cần thiết để sớm bước vào thị trường lao động; phân luồng và liên thông vẫn tiếp tục phát triển mạnh trong hệ thống GDNN, nhằm tạo cơ hội học tập lớn nhất cho thanh niên, sớm gia nhập thị trường lao động.
Ở góc độ người làm công tác và nhà hoạch định chính sách, nhiều giải pháp để GDNN Vĩnh Long đạt hiệu quả được đưa ra.
Đó là phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực GDNN.
Chú trọng làm cho người dân, nhất là lực lượng lao động trong độ tuổi nhận thức được xu hướng, định hướng tìm chọn nghề để học, để có kỹ năng thích ứng với thị trường lao động việc làm.
Đối với các trung tâm GDNN- giáo dục thường xuyên, cơ sở GDNN cần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN các cấp trình độ từ sơ cấp đến trung cấp, CĐ; gắn đào tạo với giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Tạo và nâng tầm thương hiệu của các cơ sở đào tạo, cơ sở GDNN trên địa bàn, tạo sự hấp dẫn và niềm tin cho xã hội. Thực hiện phân luồng học sinh THCS vào hệ thống GDNN một cách kiên quyết hơn...
Triển khai thực hiện các chính sách này đạt hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác lao động việc làm, phát triển nguồn nhân lực của địa phương...
Báo cáo lĩnh vực công tác GDNN, Sở Lao động-TB-XH Vĩnh Long cho biết, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh tuyển sinh GDNN cho 24.614 người (đạt 70,33% kế hoạch năm). Kết quả công tác này đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến nay đạt 64,06%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 22,14%. |
Bài, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin