Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc.
Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp.Ảnh: VINH HIỂN (TP Vĩnh Long) |
(VLO) Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.
Phát huy vai trò nêu gương
Giám đốc Sở Văn hóa-TT-DL Phan Văn Giàu cho biết, công tác gia đình đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và từng bước đi vào đời sống của đông đảo tầng lớp nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của công tác gia đình đối với sự phát triển kinh tế- xã hội được nâng lên.
Các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội đã và đang có sự phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình và chiến lược về công tác gia đình. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được giữ gìn và phát huy.
Theo ông Huỳnh Minh Việt (xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ), các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ tạo ra môi trường trong sạch, lành mạnh, nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
“Xây dựng gia đình hạnh phúc không chỉ đem lại cuộc sống ấm no cho mỗi cá nhân, mà còn đem lại cuộc sống bình yên cho cộng đồng.
Mỗi thành viên trong gia đình tôi đều chung tay góp sức xây dựng hạnh phúc gia đình. Trong cuộc sống, chúng tôi luôn tôn trọng, bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ và thông cảm cho nhau, biết nhường nhịn và giữ hòa khí gia đình: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê”- ông Việt chia sẻ.
Mỗi gia đình hạnh phúc, sẻ chia thì các thành viên sẽ trở thành những công dân biết sẻ chia. |
Cùng quan điểm gia đình có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách con người, ông Nguyễn Văn Hiến (xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm) cũng cho rằng: “Ông bà là cây cao bóng cả.
Trong gia đình, ông bà là người có ảnh hưởng nhiều nhất đối với con cháu, họ là người từng trải trong cuộc sống, có kinh nghiệm thực tế và suốt đời hy sinh vì hạnh phúc của con cháu nên lúc nào, chúng tôi cũng là người mẫu mực, luôn quan tâm con cháu, phát huy và giữ gìn truyền thống gia đình.
Gia đình phải luôn quan tâm việc học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt mà nhất là kiến thức văn hóa và kiến thức phổ thông”.
Cùng với đó, gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt. Vì vậy, muốn thực hiện được việc xây dựng gia đình văn hóa thì phải có tiếp thu, nhận thức đầy đủ về chủ trương, chính sách và thực hiện đúng quy chế về nếp sống văn hóa ở khu dân cư và cộng đồng.
Không chỉ sống vì mình
Hạnh phúc không đến từ những điều quá lớn lao. Chỉ cần sự yêu thương, quan tâm, sẻ chia của mỗi người.
Theo chị Nguyễn Thanh Thảo (xã Chánh An, huyện Mang Thít), sự sẻ chia là phần quan trọng để luôn giữ hạnh phúc gia đình: “Phải kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình.
Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống”.
Địa phương cũng luôn quan tâm, chú trọng công tác phòng chống bạo lực gia đình, chia sẻ, tuyên truyền để người dân hiểu.
“Tại địa phương có 7 nhóm phòng chống bạo lực gia đình, sinh hoạt hàng tháng. Trong những kỳ sinh hoạt, nêu lên những hành vi bạo lực để người dân không phạm phải.
Hệ thống truyền thanh phủ rộng khắp, có chuyên đề về bình đẳng giới, tuyên truyền không bạo lực gia đình ở khu dân cư, hướng đến xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu”- chị Thảo cho biết.
Những bữa cơm, những giây phút quây quần cùng nhau gắn kết đại gia đình. |
Cùng chung sức xây dựng quê hương cũng là phần việc mà mỗi thành viên trong gia đình nên làm. Thế hệ đi trước nêu gương và lan tỏa tinh thần ấy cho thế hệ con cháu.
5 năm liền được tuyên dương gia đình văn hóa, ông Huỳnh Minh Việt cho biết, với thu nhập có được từ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ ăn uống, gia đình tích lũy để hỗ trợ công tác an sinh xã hội trong và ngoài địa phương để góp phần chia sẻ khó khăn cho bà con.
Từ năm 2018-2023, gia đình đã vận động được số tiền hơn 550 triệu đồng giúp đỡ cho các em nhỏ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn (phát học bổng, xe đạp,…), giúp các cụ già neo đơn, các gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, xây dựng nhà ở, các công trình công cộng,...
Theo Sở Văn hóa-TT-DL, thông qua việc xây dựng gia đình văn hóa, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu như: CLB “Gia đình văn hóa”; “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, mô hình “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, CLB “Gia đình hạnh phúc”; “Xóa đói, giảm nghèo”; “Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; mô hình “CLB gia đình 5 không, 3 sạch”… góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, quốc phòng- an ninh ở địa phương được giữ vững, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt.
Qua các phong trào, tỉnh có trên 20.100 cá nhân và gần 5.000 tập thể điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực được tuyên dương, khen thưởng. Từ đó, đã kịp thời động viên, nhân rộng các điển hình tiên tiến tạo nên phong trào thi đua sôi nổi.
Mỗi gia đình hạnh phúc, sẻ chia thì các thành viên trong gia đình sẽ trở thành những công dân biết chia sẻ, yêu thương cộng đồng, xã hội ngày càng tốt hơn. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, quốc gia hạnh phúc.
Năm 2018, toàn tỉnh có 95,1% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98,1%, tăng 3% so với năm 2018. Số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đủ 3 năm liên tục đạt 239.359 hộ, tăng 38.903 hộ so với năm 2018. |
Bài, ảnh: PHƯƠNG THƯ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin