Việc cân nhắc, lựa chọn phương án làm đường cao tốc thông thường hay đường cao tốc trên cao ở ĐBSCL đang nhận được sự quan tâm, trong điều kiện khan hiếm nguồn cát san lấp nền hiện nay.
Việc cân nhắc, lựa chọn phương án làm đường cao tốc thông thường hay đường cao tốc trên cao ở ĐBSCL đang nhận được sự quan tâm, trong điều kiện khan hiếm nguồn cát san lấp nền hiện nay.
Xây dựng đường cao tốc trên cao có lịch sử lâu đời bắt đầu từ những năm 1930 tại New York, Mỹ và trở nên khá phổ biến ở các khu vực đô thị đông đúc.
Ở Việt Nam, hiện có tuyến vành đai 3 trên cao (Hà Nội) có thể xem là cao tốc đô thị trên cao đầu tiên. Việc nhiều quốc gia lựa chọn phương án đường cao tốc trên cao thường gắn với lợi ích lớn trong quá trình khai thác, nhất là việc giải quyết các xung đột giao thông, rút ngắn tuyến, giảm độ dốc…
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc lựa chọn phương án xây dựng đường cao tốc trên cao cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi lẽ, hiện nay ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng và diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Tại diễn đàn: “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng- Phát triển kinh tế ĐBSCL” tại TP Cần Thơ mới đây, nhiều chuyên gia cũng nhận định, việc đầu tư đường cao tốc trên cao sẽ khiến việc kết nối các tuyến đường bộ gặp khó khăn. Điều này đặt ra bài toán, phải xây dựng thêm hệ thống giao thông kết nối giữa đường bộ và đường cao tốc trên cao để đảm bảo kết nối giữa các trung tâm kinh tế, khiến tăng thêm áp lực cho vùng.
Ngoài ra, xét góc độ đầu tư thì đường cao tốc trên cao chi phí gấp 2 lần so với đường bộ. Do đó, trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực, cùng với các yếu tố địa hình, kỹ thuật… nên việc lựa chọn phương án làm đường cao tốc thông thường hay đường cao tốc trên cao ở ĐBSCL rất cần tính toán, bàn bạc kỹ lưỡng hơn trong thời gian tới.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin