Những vụ bạo lực học đường gần đây xảy ra nhiều nơi, nhiều ngày và nhiều học sinh biết nhưng nhà trường lại chậm thông tin? Đó có phải phần nào từ sự thờ ơ của không ít học sinh.
(VLO) Những vụ bạo lực học đường gần đây xảy ra nhiều nơi, nhiều ngày và nhiều học sinh biết nhưng nhà trường lại chậm thông tin? Đó có phải phần nào từ sự thờ ơ của không ít học sinh.
Bởi lẽ, các em chứng kiến bạn bị đánh không báo với thầy cô mà còn có thể đánh hùa theo, hoặc quay phim lại xem như một chuyện vui đùa!
Học sinh có thể giải thích rằng sợ các bạn ghét nên không dám báo với thầy cô nhưng thực tế thì thầy cô là những người sẽ luôn bảo vệ thông tin của học sinh.
Đối với một lớp học có nhiều học sinh, nhiều người cùng chính kiến thì để “ẩn danh” trong trường hợp này không khó.
Bạo lực học đường không phải bây giờ mới có, nhưng trước đây nhà trường thường phát hiện và can thiệp kịp thời dù không có học sinh nào có điện thoại.
Có điện thoại, học sinh đánh nhau còn quay clip đăng mạng xã hội như khoe khoang việc mình làm. Có thể đây là hành vi bốc đồng để thể hiện bản thân nhưng hệ lụy mà nó đem lại thì các em không thể lường hết được.
Bởi video trên mạng xã hội chỉ cần vài phút đã có rất nhiều lượt xem và cho dù có gỡ đi thì nhiều người đã xem thậm chí đã lưu lại rồi. Sau đó, video này có thể tiếp tục được lan truyền rất lâu.
Đối tượng bị đánh chẳng những bị đau mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý, khi video bị nhiều người xem.
Đặc biệt là đối với những video đánh hội đồng, xé quần áo, … Áp lực tâm lý, tự ti là rất lớn, có khi mang theo đến cả cuộc đời.
Làm sao để không có tình trạng bạo lực học đường luôn là câu hỏi lớn mà một mình nhà trường không giải quyết được.
Đa phần học sinh dành thời gian ở nhà, do đó, sự giáo dục từ gia đình rất quan trọng. Hãy dạy cho con biết yêu thương, chia sẻ biết đồng cảm và biết khiêm nhường khi đối xử với các bạn và mọi người xung quanh
. Hãy dạy con cách nổi bật là học giỏi, đừng khuyến khích, động viên, cười đùa trước những hành vi sai trái của con dù là rất nhỏ.
Với thầy cô, xin hãy yêu thương, chia sẻ với học sinh, để các em tự tin, gần gũi và sẵn sàng tâm sự với thầy cô. Tình thương yêu với học trò sẽ là hành trang giúp các em sống yêu thương và hạn chế tối đa bạo lực.
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin