Do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt thời gian qua có phần lơi lỏng. Nhiều nhà hàng, cửa hiệu ở các thành phố, thậm chí các thị trấn "sính" sử dụng chữ nước ngoài.
(VLO) Do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt thời gian qua có phần lơi lỏng. Nhiều nhà hàng, cửa hiệu ở các thành phố, thậm chí các thị trấn “sính” sử dụng chữ nước ngoài.
Trong “rừng chữ” ấy, không ít các bảng hiệu toàn tiếng “Tây” hoặc “nửa Tây nửa ta”... Đơn cử như tại TP Hồ Chí Minh, có những nơi cảm giác như lạc vào một khu phố ở Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Nhiều người vẫn hay gọi vui “những con phố “quên” tiếng Việt”. Hay tại các hiệu, quán ăn lớn, chữ Việt vẫn có thể hiện nhưng ở những vị trí rất “khiêm tốn”, người đọc gần như không nhận ra.
Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, việc trình bày bằng chữ viết tiếng nước ngoài trên bảng quảng cáo, biển hiệu của các tổ chức, cá nhân...
Bộ Văn hóa-TT-DL cũng không ít lần có văn bản nhắc nhở một số địa phương về nội dung biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng tiếng nước ngoài không có chữ tiếng Việt.
Người nước ngoài vi phạm những quy định về việc sử dụng tiếng nước ngoài làm biển hiệu quảng cáo cũng có và người dân ở một số địa phương cũng có.
Điều này được thể hiện qua sự thiếu hiểu biết pháp luật và thiếu trách nhiệm trước sự “xâm lăng” của tiếng nước ngoài trong bảo vệ tiếng Việt.
Đã đến lúc ngành chức năng và chính quyền các đô thị phải kịp thời chấn chỉnh, tuyên truyền để người dân ý thức việc sử dụng, bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hôm nay và mai sau.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin