Bà con đồng bào Khmer trước đây, rơi vào hoàn cảnh khó khăn đa số là do thiếu đất sản xuất. Người vài ba công ruộng, nếu nhà đông người thì không thể đủ ăn, đủ mặc, phần khi con cái lớn lên học hành. Do đó, hộ nghèo còn rất nhiều. Nhiều gia đình trẻ phải bỏ xứ đi làm công nhân ở tỉnh xa, để lại thêm gánh nặng cho những người già ở lại nông thôn.
Bà con đồng bào Khmer trước đây, rơi vào hoàn cảnh khó khăn đa số là do thiếu đất sản xuất. Người vài ba công ruộng, nếu nhà đông người thì không thể đủ ăn, đủ mặc, phần khi con cái lớn lên học hành. Do đó, hộ nghèo còn rất nhiều. Nhiều gia đình trẻ phải bỏ xứ đi làm công nhân ở tỉnh xa, để lại thêm gánh nặng cho những người già ở lại nông thôn.
Sau nhiều năm, Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ, cùng với đó là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào Khmer bắt đầu có định hướng làm ăn, thay đổi cuộc sống thấy rõ. Trong đó, một trong những sinh kế hiệu quả và bền vững nhất là đồng vốn hỗ trợ từ chính sách, phần lớn đã được bà con dùng vào chăn nuôi mà chủ yếu là con bò. Cho nên, về các phum sóc luôn thấy bên cạnh nhà là những chuồng bò. Ít thì vài ba con, nhiều thì cả chục con. Sau vài ba năm chí thú cần cù chăm sóc, những con bò trong chuồng sinh sôi sẽ trở thành những nguồn vốn, giúp bà con tích lũy, tiết kiệm được.
Từ đó, đã có rất nhiều gia đình xây dựng được những căn nhà mới khang trang, với số tiền 400- 500 triệu đồng là bình thường. Cùng với đó, là điện nước được đưa về tận nhà, cầu đường được xây dựng, mở rộng, đèn đường soi sáng về đêm. Nhìn thấy rõ sự đi lên vùng nông thôn đồng bào Khmer. Mọi người đều phấn khởi khi được hỏi thăm về gia cảnh, làm ăn, những gia đình trả sổ hộ nghèo ngày càng thêm đông, kéo giảm hộ nghèo ngày càng xuống thấp.
Còn một định hướng quan trọng, là chính quyền địa phương chủ động tìm việc làm gần nhà, từ đó rất nhiều gia đình trẻ quay trở về quê hương. Hướng đi này, giúp cho nhiều gia đình có cơ hội việc làm gần nhà, giảm chi phí sinh hoạt, lại được cận kề ông bà, cha mẹ, thuận tiện việc chăm sóc con trẻ.
Những ngày lễ truyền thống Sel Dolta vừa qua, ai có dịp về vùng đồng bào Khmer sẽ càng thấy rõ không khí lễ hội vừa đầy ý nghĩa, vừa thêm vui sau mấy năm bà con không được lên chùa dâng cơm vì dịch bệnh. Đời sống kinh tế người dân khá lên, đi cùng với đó những ngày lễ mâm cơm quây quần cũng tươm tất hơn, ấm cúng hơn. Người dâng cơm lên chùa rộn ràng hơn, phum sóc thêm vui niềm vui yên bình, no ấm.
Không những có những hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả; đặc biệt nhiều bạn trẻ đồng bào Khmer học hành rất tốt, còn những người biết đầu tư làm ăn lớn có tiền tỷ trong tay không còn là chuyện hiếm nữa. Những ruộng lúa nếu không đạt hiệu quả, nhiều bà con chuyển đổi cây trồng, những vườn cam 4- 5 công cho đến cả chục công dần phủ khắp nông thôn.
Mừng cho đồng bào Khmer, mừng phum sóc ngày thêm đổi mới!
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin