Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long: Thông tin thị trường lao động (kỳ 2)

07:12, 21/12/2021

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long (TTDVVL) công bố thông tin thị trường lao động- việc làm năm 2021, với các kết quả đạt được và là cơ sở để định hướng, thực hiện các nhiệm vụ về cung- cầu lao động và việc làm trong thời gian tới.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long (TTDVVL) công bố thông tin thị trường lao động- việc làm năm 2021, với các kết quả đạt được và là cơ sở để định hướng, thực hiện các nhiệm vụ về cung- cầu lao động và việc làm trong thời gian tới.

Nguồn cung- cầu lao động và việc làm

Dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có vấn đề lao động và việc làm. Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động, việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thống kê nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp hàng tháng năm 2021 (đơn vị tính: người).
Thống kê nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp hàng tháng năm 2021 (đơn vị tính: người).

Trong đó, ảnh hưởng nặng nề nhất là vào quý II, III/2021 khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để từ tháng 7 đến giữa tháng 9/2021.

Về tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, theo báo cáo kinh tế- xã hội của UBND tỉnh, đến ngày 15/11/2021, tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 279 doanh nghiệp (giảm 43 doanh nghiệp so với cùng kỳ), đạt 65,5% kế hoạch. Trong kỳ có 97 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, tăng 13 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2021, lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Long (từ 15- 59 tuổi) là 654.516 người. Trong đó tỷ lệ nam chiếm 55,5%, nữ chiếm 44,5% lực lượng lao động. Qua đó cho thấy lực lượng lao động nam và nữ tham gia thị trường lao động trên địa bàn tỉnh chênh lệch không cao. Trong năm 2021, TTDVVL đã tiếp nhận 9.288 người lao động đến trung tâm để nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 24% so với năm 2020. Lao động nghỉ việc chủ yếu ở các công ty sử dụng nhiều lao động trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử.

Nhu cầu tìm việc theo nhóm nghề trong quý IV/2021: may mặc (34,4%), điện- điện tử (27,5%), kinh doanh và quản lý (10,3%), kế toán (6,9%), cơ khí chế tạo (3,4%), tài xế (2,1%), công nghệ thông tin (0,7%), y dược (0,7%), khác (14%).

Nhu cầu tìm việc theo trình độ trong quý IV/2021: tỷ trọng người tìm việc đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tăng lên nhưng chưa đáng kể, đặc biệt là ở các trình độ cao đẳng và đại học. Cụ thể, nhu cầu tìm việc của người lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong quý IV/2021 là: cao đẳng, đại học (12%), trung cấp (22,3%), sơ cấp (24%), lao động phổ thông (41,7%).

Năm 2021, trung tâm đã thực hiện khảo sát 1.287 lượt doanh nghiệp với 40.338 chỗ làm việc cần tuyển dụng. Qua khảo sát cho thấy nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong tháng 11 và tháng 12 tăng cao hơn so với quý II, quý III.

Thống kê nhu cầu nhân lực theo nhóm ngành kinh tế: năm 2021, các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhất hoạt động ở các lĩnh vực: bán buôn và bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; xây dựng; khoa học và công nghệ; thông tin và truyền thông; xây dựng... Trong đó, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm 94% tổng nhu cầu, cụ thể:

Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp

Qua đánh giá và thống kê cho thấy trong 3 tháng cuối năm 2021, kinh tế đang khôi phục trở lại, thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng diễn ra khá sôi động, nhu cầu mua sắm tiêu dùng cũng đang tăng mạnh, hàng hóa tiêu dùng khá đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng. Chính vì vậy, rất nhiều công ty và hộ kinh doanh cá thể (trong và ngoài tỉnh) đã đẩy mạnh tuyển thêm nhân lực phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh với các công việc có tính chất lao động phổ thông như: giao hàng, bảo vệ, xây dựng, tiếp thị...

Những nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất quý IV/2021 là: thợ may mặc và các thợ có liên quan (44%), lao động giản đơn (28,7%), thợ lắp ráp thiết bị điện và điện tử (18,8%), kinh doanh và quản lý (3,6%), khoa học và kỹ thuật (1,8%), cơ khí (1,3%), dịch vụ khách hàng (1,1%), công nghệ thông tin và truyền thông (0,7%).

Với vai trò kết nối doanh nghiệp và người lao động, TTDVVL trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp với số lượng và vị trí như sau:

Bên cạnh đó, việc tiếp nhận nguồn lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã được tiếp tục, để kịp thời đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc tại Nhật Bản, TTDVVL cần tuyển:

Các thông tin tuyển dụng việc làm được đăng tải trên các kênh Hotline, Website, App ứng dụng trên CHplay, Zalo page, Facebook của TTDVVL tỉnh Vĩnh Long. Mọi chi tiết liên hệ tư vấn và đăng ký tìm việc hoặc đăng ký tuyển dụng theo địa chỉ:

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH VĨNH LONG

- Cơ sở 1: Số 100, Lê Thái Tổ, Phường 2, TP Vĩnh Long.

- Cơ sở 2: Số 55, Mậu Thân, Phường 3, TP Vĩnh Long.

- Hotline (Zalo): 0918. 478187 - 02703. 822785 - 3.822 785 - 3.502 595

- Website: dichvuvieclamvinhlong.com.vn

- App trên CH Play: VIECLAMVINHLONG

- Facebook: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long

MINH THÁI (thực hiện)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh