Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng đến trường nhận sách giáo khoa để con sớm có sách học nhưng lại sợ bị phạt vì lý do ra đường không chính đáng. Vậy sách giáo khoa có phải mặt hàng thiết yếu không?
Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng đến trường nhận sách giáo khoa để con sớm có sách học nhưng lại sợ bị phạt vì lý do ra đường không chính đáng. Vậy sách giáo khoa có phải mặt hàng thiết yếu không?
Không có sách giáo khoa
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo đó, ngày tựu trường sớm nhất đối với tất cả các cấp học là 1/9. Ngày khai giảng thống nhất toàn thành phố vào ngày 5/9.
Ngày nhập học đã đến gần, tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp, học sinh phải nghỉ học từ đầu tháng 5 nên việc triển khai đăng ký và phân phối sách giáo khoa cho học sinh gặp nhiều khó khăn.
Để chủ động, chị N. đã đặt mua sách online qua một nhà sách lớn và khá may mắn khi được nhận sách sớm và đầy đủ để con kịp dùng khi vào năm học mới. |
Do đặc thù nên một số trường quốc tế và tư thục trên địa bàn TP Hà Nội đã cho học sinh nhập học ngay từ đầu hoặc giữa tháng 8.
Mặc dù nhà trường và phụ huynh đã chủ động việc đặt sách cho các con, nhưng do bối cảnh giãn cách xã hội nên việc vận chuyển và gửi sách đến từng học sinh không được như ý muốn, khi các đầu sách không được đầy đủ, thời gian vận chuyển kéo dài... khiến các con phải "học chay" khá nhiều.
Với học sinh sử dụng các bộ sách cũ, thì việc liên hệ mua sách khá dễ dàng. Trong khi đó, học sinh các khối 1, 2, 6 năm học 2021-2022 sử dụng SGK mới với 3 bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống thì không thể dùng sách cũ.
Chị N., một phụ huynh học sinh lớp 6 cho biết, gần đến ngày nhập học, phụ huynh mới được thông báo là con mình học bộ sách nào để lựa chọn phương án tự mua hay mua qua nhà trường.
Để chủ động, chị đã đặt mua online qua một nhà sách lớn và khá may mắn khi được nhận sách sớm và đầy đủ. Còn các phụ huynh đặt qua kênh nhà trường, do khối lượng sách đặt lớn nên các đầu sách về không đủ.
Bên cạnh đó, việc phân chia, đóng gói cho hàng ngàn học sinh và liên hệ với đơn vị vận chuyển rất mất thời gian, nên hầu hết các bạn trong lớp con nhà chị phải tự khắc phục với các bài giảng trực tuyến của giáo viên.
Do liên tục phải nhìn vào màn hình, thậm chí căng mắt để xem các bài giảng trực tuyến do không có sách giáo khoa, khiến nhiều phụ huynh lo lắng đến đôi mắt của con em mình sẽ bị ảnh hưởng.
Việc làm bài tập về nhà cũng gặp khó khăn khi không có sách, có gia đình lại không có máy để in bài tập cô giáo giao cho con làm bài.
Cần coi sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu
Nhiều phụ huynh chia sẻ, sẵn sàng đến trường nhận sách giáo khoa để con sớm có sách học, nhưng lại sợ bị phạt vì lý do ra đường không chính đáng.
Nói về vấn đề này, nhiều luật sư cho rằng: tại thời điểm này cơ quan chức năng cần xác định sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu và cho phép các cá nhân, tổ chức tham gia vận chuyển, phân phối sách giáo khoa được phép tham gia giao thông vì những lý do sau đây:
Khái niệm Hàng hóa thiết yếu được quy định tại điều 4.3, Luật Giá: "Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Để xác định sách giáo khoa có phải là hàng hóa thiết yếu hay không? Chúng ta cần chỉ rõ các yếu tố gồm: Học tập theo quy định pháp luật hiện hành có phải là nhu cầu cơ bản của học sinh hay không? Sách giáo khoa có phải là tài liệu giáo dục không thể thiếu hoặc không thể thay thế hay không?
Học tập theo quy định pháp luật hiện hành có phải là nhu cầu cơ bản của học sinh hay không?
Hiện nay, trong hệ thống văn bản quy phạm của nước ta không có văn bản nào giải thích thế nào là nhu cầu cơ bản của con người. Nên việc cần dựa trên những quy định tương tự trong pháp luật hiện nay và kết hợp với những học thuyết như học thuyết về tháp nhu cầu Maslow để làm sáng tỏ.
Hiến pháp năm 2013, điều 39 quy định: "Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập". Luật trẻ em quy định: "Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân" (điều 16 Luật trẻ em). Học thuyết về tháp nhu cầu Maslow, nhận thực được xác định là một trong các nhu cầu cơ bản của con người.
Như quy định trên đây ta có thể xác định được rằng với trẻ em học tập là nhu cầu cơ bản.
Trong tháp nhu cầu Maslow, nhận thức được xếp là nhu cầu cơ bản. |
Sách giáo khoa có phải tài liệu học tập không thể thiếu hoặc không thể thay thế hay không?
Sách giáo khoa là xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông (Khoản 1, điều 2, Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo).
Điều 32 Luật giáo dục năm 2019 khẳng định: Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
Như vậy sách giáo khoa là tài liệu học tập không thể thiếu được cho học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông, sản phẩm này đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản của con người. Từ đó cần xác định sách giáo khoa được xác định là nhu cầu thiết yếu cho việc giảng dạy cho học sinh.
Theo Khả Vân/ Báo điện tử Dân Trí (DanTri.com.vn)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin