Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 thay thế cho BLLĐ năm 2012 hiện hành. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của BLLĐ 2019 được mở rộng hơn, có nhiều điểm mới nổi bật đối với người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Nhiều điểm mới đối với NLĐ, NSDLĐ được sửa đổi, bổ sung trong BLLĐ 2019 (hình ảnh chỉ có tính chất minh họa). |
Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 thay thế cho BLLĐ năm 2012 hiện hành. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của BLLĐ 2019 được mở rộng hơn, có nhiều điểm mới nổi bật đối với người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Bỏ hợp đồng mùa vụ, tăng tuổi nghỉ hưu, tăng ngày nghỉ hàng năm
Ở chuyên đề hợp đồng lao động, Điều 20 BLLĐ 2019 đã bỏ nội dung hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng, thay vào đó chỉ còn 2 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Quy định này được đánh giá là tiến bộ của pháp luật lao động nhằm bảo vệ NLĐ, hạn chế tình trạng NSDLĐ “lách luật” không đóng BHXH cho NLĐ bằng cách ký các hợp đồng mùa vụ, dịch vụ...
Cũng chuyên đề này, quy định được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi. Thông thường, người cao tuổi thường là những người có nhiều năm làm việc với nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là những công việc yêu cầu trình độ cao. Do đó, để phát huy giá trị của người cao tuổi, Điều 149 BLLĐ 2019 cho phép NSDLĐ thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với người cao tuổi thay vì kéo dài thời hạn hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới như trước đây.
So với hiện nay, theo BLLĐ 2019 thì tuổi nghỉ hưu của NLĐ được điều chỉnh tăng lên. Như vậy, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, theo lộ trình cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028; và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ thay đổi điều kiện hưởng lương hưu đối với NLĐ trong điều kiện lao động bình thường, đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Luật BHXH năm 2014; đối với người tham gia BHXH tự nguyện;... được sửa đổi bởi BLLĐ 2019. Đồng thời với những công việc đặc thù thì việc nghỉ hưu trước tuổi cũng được quy định rõ ràng hơn.
Bên cạnh tăng tuổi nghỉ hưu, BLLĐ 2019 còn bổ sung 1 ngày nghỉ (vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày lễ Quốc khánh 2/9, tùy theo từng năm); nâng tổng số ngày nghỉ lễ, tết hàng năm của NLĐ lên 11 ngày, so với 10 ngày trước đây.
Các quyền lợi của NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại
NLĐ được NSDLĐ đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Ở ngày nghỉ hàng năm, NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho NSDLĐ thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Cụ thể 14 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng
làm việc.
Ngoài các quyền lợi được quy định trong BLLĐ 2019, kể từ 1/1/2021, NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vẫn được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật hiện hành có hiệu lực (hình ảnh chỉ có tính chất minh họa). |
Một số chế độ, quyền lợi khác của NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với: NLĐ nữ; NLĐ cao tuổi; NLĐ là người khuyết tật; người học nghề, tập thể trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài các quyền lợi được quy định trong BLLĐ 2019, kể từ 1/1/2021, NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vẫn được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật hiện hành có hiệu lực. Cụ thể như chế độ: hưu trí (nghỉ hưu trước tuổi, hưởng lương hưu); ốm đau; bệnh nghề nghiệp; bồi dưỡng bằng hiện vật; chăm sóc sức khỏe.
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Có 1.837 công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong 42 ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân.
BLLĐ 2019 gồm 17 chương 220 điều, giảm 22 điều so với BLLĐ 2012; sửa đổi bổ sung gần 200 điều trong tất cả các chương; sửa đổi Điều 54, 55, 73 của Luật BHXH năm 2014 (sửa đổi về điều kiện hưởng lương hưu khi tuổi hưu có sự thay đổi); sửa đổi Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (do thay đổi về quy trình giải quyết tranh chấp lao động). |
Bài, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin