Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con khi mang thai và thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con khi mang thai và thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điểm mới này quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019).
Trước đó quy định, lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7 thì mới được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Điểm mới trên trong số 12 điểm mới quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động được sửa đổi, bổ sung bởi BLLĐ 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Các điểm mới gồm: người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết về thời giờ làm việc; thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/tháng; người lao động sẽ có 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh (2/9); thêm nhiều trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng; người lao động có thể từ chối làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt; người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm của người lao động;...
MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin