Chiều 30 tết, Hai Lúa tui lang thang bờ kè huyện Tam Bình. Cái tấp nập của buổi chợ chiều cuối năm với tui không có gì hào hứng bởi không phải ngẫu nhiên mà người ta nói chiều 30 là buổi chợ nghèo. Mẹ tôi nói rằng: Chiều cuối năm là buổi chợ nghèo vì người có tiền đã chuẩn bị tết trước đó rồi; người bán thì vì nghèo nên cũng cố ngồi bán thêm được chút nào hay chút đó!
Chiều 30 tết, Hai Lúa tui lang thang bờ kè huyện Tam Bình. Cái tấp nập của buổi chợ chiều cuối năm với tui không có gì hào hứng bởi không phải ngẫu nhiên mà người ta nói chiều 30 là buổi chợ nghèo. Mẹ tôi nói rằng: Chiều cuối năm là buổi chợ nghèo vì người có tiền đã chuẩn bị tết trước đó rồi; người bán thì vì nghèo nên cũng cố ngồi bán thêm được chút nào hay chút đó!
Hàng hóa, bông hoa, dưa hấu vẫn còn đó mà khó khăn nhất dịp tết này chắc là dưa hấu. Ông anh thứ 7 của tui chuyên nghề vác dưa thuê từ ruộng ra xe tải năm nào cũng biếu tui mấy trái dưa hấu làm quà. Năm nay, số dưa hấu anh tặng tăng gấp đôi, đến giờ sắp cúng rằm Thượng Ngươn vẫn chưa ăn hết. Anh Bảy cười
mà mặt buồn hiu: “Giải cứu dưa hấu phụ chủ vườn, nhóm vác dưa của anh chỉ lấy nửa tiền công nửa kia đổi thành dưa hấu”. Dưa hấu không hạt tại chợ thông thường giá 10.000 đ/kg, nay chỉ còn 6.000 đ/kg và ngay khi tết đến rộn ràng tui đây vẫn thấy nhiều người ngồi canh bán những đống dưa chất cao để giá 3.000- 5.000 đ/kg. Ngoài chợ đã như vậy, dưa hấu tận ruộng rớt giá cỡ nào thì không phải nói cho đau lòng.
Nông sản mất giá thì nông dân không tránh khỏi buồn lo. Nhưng những nông dân mà Hai Lúa tui quen biết dường như không biết đầu hàng số phận. Bà con than thở lo âu ít hôm, mua ít hơn ký thịt,… cho tết gọn gàng, nhẹ nhàng rồi lại chuẩn bị cho vụ mùa sau. Vì mỗi vụ mùa mới là một hy vọng mới.
Hailua@yahoo.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin