"Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" là xây dựng môi trường giáo dục mở, kích thích sự chú ý, tư duy và cảm xúc của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm. Sau 5 năm thực hiện chuyên đề tại 100% trường mầm non, diện mạo của các trường từ thành thị đến nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt.
Chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm trang bị cho bé nhiều kỹ năng, cô giáo chỉ hướng dẫn, các bé tự thực hiện các hoạt động. |
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” là xây dựng môi trường giáo dục mở, kích thích sự chú ý, tư duy và cảm xúc của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm. Sau 5 năm thực hiện chuyên đề tại 100% trường mầm non, diện mạo của các trường từ thành thị đến nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt.
Học mà chơi, chơi mà học
Từ năm 2016 đến nay, các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tích cực thực hiện chuyên đề giáo dục “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Qua đó, trẻ được tạo cơ hội hoạt động tích cực và rèn luyện các kỹ năng từ đó góp phần hình thành kỹ năng sống phù hợp với gia đình, cộng đồng, xã hội. Mặt khác, trẻ có nhiều cơ hội được thực hành, khám phá, trải nghiệm và thể hiện khả năng bản thân, được khuyến khích bày tỏ ý kiến.
Cô Lê Thị Thương- Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Hiệp (Trà Ôn)- cho rằng: “Mô hình đã tạo ra môi trường học tập mở, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động vui chơi và trải nghiệm.
Giúp trẻ mạnh dạn tự tin, chủ động, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong giao tiếp và chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục, đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi được chuẩn bị được kiến thức, kỹ năng để vào học lớp 1”.
Góc học tập trong lớp của các bé. |
Trường Mầm non Xuân Hiệp có 383 trẻ học ở 13 khối lớp. Bên cạnh các hoạt động trải nghiệm với trò chơi ngoài trời, giáo viên trong trường còn cho trẻ tham gia làm đồ chơi, giáo viên sẽ là người hướng dẫn cho các bé tự làm để tập khả năng tư duy và tính tự lập cho các bé.
Cô Lê Thị Kim Hoàng- giáo viên Trường Mầm non Xuân Hiệp- nói: “Các bé có thể trang trí góc vui chơi của mình qua hình các bé tự cắt hoặc tự vẽ, tham gia các buổi chợ quê do chính bé làm người bán và người mua hàng,…”.
Cô Tiêu Thanh Trúc- Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non 3 (TP Vĩnh Long)- cho rằng: “Chuyên đề đã tạo điều kiện để cha mẹ trẻ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Phụ huynh đã hỗ trợ nhà trường rất nhiều trong việc hỗ trợ các vật liệu nhựa tái chế để làm đồ dùng, đồ chơi. Hay hỗ trợ rau, củ quả làm chợ truyền thống cho các bé tập mua bán”.
Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ góp phần tích cực vào các hoạt động. Đặc biệt, phối hợp với phụ huynh thực hiện các quy định đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường cũng như ở gia đình để giữ an toàn cho trẻ.
Hiệu quả lấy trẻ làm trung tâm
Sau thời gian triển khai thực hiện chuyên đề, chất lượng giáo dục trẻ tại các trường được nâng lên rõ rệt so với trước đây. Các trường mầm non đã quan tâm tạo dựng, thiết kế, sắp xếp đảm bảo môi trường cảnh quan an toàn và thân thiện.
Nhiều trường tổ chức các hoạt động sáng tạo, phong phú, sinh động như: cho các em tham quan các di tích lịch sử của quê hương, khu lưu niệm các anh hùng, doanh trại quân đội giáo dục trẻ lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu thiên nhiên, yêu ông, bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè… thăm cánh đồng lúa chín, làng nghề truyền thống ở địa phương, lễ hội dân gian, hội chợ quê em, ngày hội ẩm thực.
Các trường tận dụng khuôn viên trồng rau, cây xanh cho trẻ học làm quen với môi trường. |
Cô Trương Thị Kim Thoa- Hiệu trưởng Trường Mầm non Mỹ Thuận (Bình Tân)- cho rằng, việc thực hiện chuyên đề “Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” không chỉ giúp trường thay đổi diện mạo xanh- sạch- đẹp hơn mà còn là nơi mỗi trẻ được phát huy khả năng của mình.
Cô Thoa cho biết: “Để phát huy tốt nhất hiệu quả giáo dục trẻ, nhà trường đã tạo điều kiện cho các con “học mà chơi” với nhiều hoạt động gần gũi, được hòa mình vào thiên nhiên, qua đó giúp trẻ tự tìm tòi, khám phá, phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống”.
Nhà trường tổ chức nhiều hội thi “Bé sáng tạo, cô giáo tài năng” hay các tiết dạy tốt, bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các em theo chuyên đề. Riêng đối với môi trường học tập trong lớp, giáo viên phân chia thành nhiều góc chơi khác nhau với màu sắc sinh động, tăng cường tính chủ động, sáng tạo cho trẻ.
Khó khăn hiện nay ở Vĩnh Long là việc phát triển các lớp mẫu giáo bán trú, lớp học 2 buổi/ngày gặp khó khăn ở vùng nông thôn do thiếu điều kiện về cơ sở vật chất (hiện còn 66 lớp học 1 buổi), thiếu giáo viên nên một số trường chưa tổ chức được cho trẻ học bán trú hoặc 2 buổi/ngày.
Một nhóm lớp chỉ có một giáo viên nên ảnh hưởng việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ và chất lượng thực hiện chuyên đề.
Khi chưa thực hiện chuyên đề, tỷ lệ sân chơi có thiết bị đồ chơi từ 82,9% nay đã tăng 96,7%; từ 202/305 sân chơi tập trung có từ 5 loại đồ chơi trở lên hiện nay đã tăng lên 220/335 sân chơi có từ 5 loại đồ chơi trở lên. Đủ đồ chơi, đồ dùng trong lớp theo danh mục từ 787 nhóm, lớp tăng lên 951 nhóm, lớp. Có 130/130 trường đã tự làm được đồ dùng đồ chơi thay thế theo danh mục và đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề giá trị ước tính trên 49,6 tỷ đồng. |
Bài, ảnh: CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin