ĐBSCL thuộc một trong 6 vùng đô thị (ĐT) hóa của cả nước. Ngược về lịch sử phát triển để lý giải vì sao ĐT ĐBSCL là "ĐT nông thôn" hay "ĐT nông nghiệp"…
ĐBSCL thuộc một trong 6 vùng đô thị (ĐT) hóa của cả nước. Ngược về lịch sử phát triển để lý giải vì sao ĐT ĐBSCL là “ĐT nông thôn” hay “ĐT nông nghiệp”…
Theo Cục Phát triển ĐT (Bộ Xây dựng), ĐBSCL là vùng đất được khai phá trên 300 năm qua. Cư dân ban đầu lựa chọn định cư tự phát ở các vùng đất cao để an toàn trước lũ lụt; sau mở rộng dần xuống các vùng nông nghiệp màu mỡ hoặc các khu vực giao thương dọc sông rạch. Các điểm định cư đó sau này được cải tạo, nâng cấp hạ tầng… thành ĐT và các trung tâm kinh tế của tỉnh, của vùng.
Trước thời Pháp thuộc, chợ, trại, trạm là các dạng thức phổ biến tạo nên các tụ điểm mang yếu tố thị. Xung quanh đó, cư dân sinh sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Thời Pháp thuộc, sự thúc đẩy sản xuất chế biến lúa gạo theo hướng xuất khẩu cho ra đời ĐT cận đại.
Đồng thời, tăng cường cơ sở hạ tầng sản xuất thương mại nông nghiệp như mở rộng thêm hàng ngàn hệ thống kinh rạch, phát triển hệ thống thủy lợi ngăn mặn, phát triển vận tải đường thủy, xây dựng đường bộ, đường sắt kết nối giữa ĐBSCL với Sài Gòn- Chợ Lớn. Từ đó, hình thành các trung tâm ĐT lớn, đầu mối giao thương vùng. Giai đoạn 1955-1975, chương trình ĐT hóa cưỡng chế của Mỹ đã thúc đẩy dịch cư từ nông thôn ra thành thị. Các ĐT lớn của vùng đã tăng dân số cơ học lên 300%.
Giai đoạn 1986-1994, chính sách đổi mới đã thúc đẩy ĐT tái hoạt động sản xuất và dịch vụ. ĐBSCL vươn lên góp phần tích cực đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Các thành phố, thị xã, thị trấn vùng ĐBSCL vươn lên đảm nhận hầu hết các hoạt động sản xuất chế biến và dịch vụ.
Từ năm 1995 đến nay, ĐBSCL bước đầu tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập quốc tế. Hình thái ĐT của vùng tạo nên sắc thái độc đáo của “ĐT nông nghiệp” có dạng nửa ĐT nửa nông thôn. Và, sự dung hợp giữa thành thị và nông thôn trong cấu trúc đô thị, tạo nên một diện mạo “ĐT nông thôn”…
Nhìn chung, ĐT hóa vùng ĐBSCL kế thừa lịch sử phát triển, đón nhận các cơ hội mới từ hội nhập kinh tế quốc tế... Do đó, một trong các yêu cầu phát triển ĐT- nông thôn vùng ĐBSCL trong định hướng quốc gia là phát triển theo hướng hiện đại, duy trì giá trị văn hóa lối sống sông nước miệt vườn.
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin