Theo Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam, từ năm 1995 đến nay, tỷ lệ đô thị hóa của vùng ĐBSCL luôn thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước.
Theo Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam, từ năm 1995 đến nay, tỷ lệ đô thị hóa của vùng ĐBSCL luôn thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước.
Theo đó, tỷ lệ đô thị hóa của vùng ĐBSCL qua các năm: 1995: 15,7%; 2003: 19,8%; 2014: 25%; trong khi tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước các năm trên lần lượt là 20%, 25,9% và 33%. Mức độ đô thị hóa của vùng còn bị ảnh hưởng do quá trình phân loại hành chính của hệ thống đô thị, một lượng lớn dân số đô thị sinh sống kiểu nông thôn.
Các tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao chủ yếu nằm trong vùng Nam sông Hậu: TP Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
Các tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp thuộc khu vực Bắc sông Hậu như Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang. Theo Sở Xây dựng Vĩnh Long, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh năm 2020 ước đạt 23,26% (tăng 6,39% so năm 2015) và có xu hướng tăng dần qua từng năm.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin