Ngày nay, điện thoại di động (ĐTDĐ) được sử dụng rất phổ biến. Nó không chỉ được dùng với những chức năng vốn có như nghe, gọi, lướt web, chơi game, nghe nhạc, xem video… mà, chiếc ĐTDĐ còn được một số phụ huynh sử dụng với chức năng khác. Đó là dùng nó để dỗ dành trẻ.
Ngày nay, điện thoại di động (ĐTDĐ) được sử dụng rất phổ biến. Nó không chỉ được dùng với những chức năng vốn có như nghe, gọi, lướt web, chơi game, nghe nhạc, xem video… mà, chiếc ĐTDĐ còn được một số phụ huynh sử dụng với chức năng khác. Đó là dùng nó để dỗ dành trẻ.
Có một thực trạng mà chúng ta vẫn thường bắt gặp trong cuộc sống là đứa trẻ khi được người thân trong gia đình hoặc ai đó cho mượn ĐTDĐ chơi thì rất thích thú và ngồi im re một chỗ chơi. Một khi được trao quyền cho sử dụng ĐTDĐ thì lúc này trẻ rất chăm chú vào chiếc điện thoại, không màng đến mọi chuyện diễn ra xung quanh. Lợi dụng điều này, mỗi khi trẻ khóc la, quậy phá, nhiều phụ huynh đã dùng ĐTDĐ để dỗ dành trẻ với mong muốn chúng ngồi im, không làm ảnh hưởng đến công việc của những người xung quanh. Một số phụ huynh cứ nghĩ đó là chuyện bình thường, nhưng thật ra nó đang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường.
Thứ nhất, sử dụng ĐTDĐ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Xét về mặt thực tiễn như chúng ta đã biết, các ĐTDĐ hầu như đều có màn hình nhỏ. Do đó, thông tin xuất hiện trên điện thoại cũng nhỏ. Khi tiếp xúc với ĐTDĐ, trẻ có thói quen nhìn chằm chằm vào màn hình để cố gắng xem được thông tin, khiến mắt của các em phải tăng cường điều tiết, dần dần gây giảm thị lực là điều không tránh khỏi.
Thứ hai, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với ĐTDĐ sẽ khiến các em bị nghiện ĐTDĐ. Một khi trẻ bị nghiện sẽ tạo cho trẻ tâm lý lười vận động; không muốn làm việc gì cả; lúc nào các em cũng muốn được dùng điện thoại chơi. Trẻ lười vận động có thể dẫn đến các bệnh lý khác nhau: béo phì, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ
sau này.
Thứ ba, hiện nay nhiều ĐTDĐ được kết nối mạng Internet. Do đó, khi được trao quyền sử dụng, kết hợp với bản tính thích được khám phá, tìm tòi, trẻ có thể truy cập vào những trang web đen; những trang web không phù hợp với lứa tuổi của trẻ; những game, phim ảnh mang tính bạo lực,... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ sau này. Từ thực tế cho thấy, nhiều trẻ bị nghiện chơi game trở nên sống khép kín và chỉ quan tâm đến thế giới ảo. Từ đó, khiến cho trẻ dễ trở nên người hung hăng, trầm cảm. Trong giao tiếp, trẻ sẽ thường dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, ngay cả với những người thân trong gia đình.
Thứ tư, việc trẻ thường xuyên tiếp xúc với ĐTDĐ sẽ dễ gây căng thẳng thần kinh, giảm khả năng suy nghĩ của trẻ, chiếm nhiều thời gian để chơi và ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành cũng như việc vui chơi của trẻ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, nếu trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử nói chung và ĐTDĐ nói riêng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của trẻ. Các rối loạn về mắt như cận thị, ảnh hưởng về vận động như chậm đi, kém linh hoạt, béo phì,… có thể xảy ra đối với trẻ.
Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Rõ ràng, không ai có thể phủ nhận lợi ích của chiếc ĐTDĐ trong đời sống hàng ngày, nhất là vào thời buổi công nghệ 4.0 như hiện nay. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ về tác hại của việc sử dụng ĐTDĐ đối với sức khỏe của con người- đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuyệt đối không nên tùy tiện dùng ĐTDĐ để dỗ dành trẻ, tránh để trẻ có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với điện thoại, góp phần bảo vệ sức khỏe cho các em.
NGUYỄN VĂN DÔ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin