
Ngày 1/9, đoàn giám sát của HĐND tỉnh Vĩnh Long do Ủy viên thường trực, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội Trần Văn Ý làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2016- 2020 tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội- Thường trực BCĐ thực hiện "Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956).
![]() |
Các nghề phi nông nghiệp như xây dựng dân dụng, cơ khí,... hiện có nhu cầu cao với LĐNT do công việc ổn định. Trong hình: Lễ bế giảng cấp chứng chỉ đào tạo của lớp nghề xây dựng dân dụng ở xã Tân Mỹ. |
Ngày 1/9, đoàn giám sát của HĐND tỉnh Vĩnh Long do Ủy viên thường trực, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội Trần Văn Ý làm trưởng đoàn đã thực hiện giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2016- 2020 tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội- Thường trực BCĐ thực hiện “Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956).
Báo cáo hoạt động hỗ trợ LĐNT học nghề cho thấy, gần 5 năm qua đã tổ chức 1.229 lớp đào tạo nghề cho 29.858 LĐNT (đạt 99,5%) với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng (nguồn trung ương, ngân sách tỉnh, cấp huyện). Với 3 đối tượng theo quy định đề án, đào tạo nghề các năm qua chiếm đa số là nghề phi nông nghiệp với hơn 23.100 LĐNT, còn lại đào tạo nghề nông nghiệp với hơn 6.700 LĐNT.
Riêng kế hoạch năm 2020, đào tạo nghề cho 7.000 LĐNT. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công tác này 6 tháng qua gặp khó khăn, khi số lớp nghề và người học đạt thấp.
Theo thường trực BCĐ đề án, số LĐNT có việc làm ổn định sau học nghề hơn 27.500 người, đạt hơn 92% trên tổng số LĐNT được hỗ trợ học nghề. Công tác giải quyết việc làm được chú trọng với nhiều hình thức: đào tạo nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng; doanh nghiệp tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm; LĐNT tự tạo việc làm, vay vốn mở rộng sản xuất;...
![]() |
Ban Văn hóa- Xã hội giám sát công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. |
2020 là năm cuối thực hiện “Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” và BCĐ tỉnh sẽ tổ chức tổng kết đánh giá 10 năm triển khai đề án này. Trong nhiều đề xuất với các cấp thẩm quyền, BCĐ đề án cho rằng cần thiết tiếp tục cân đối, bố trí ngân sách và huy động nguồn lực để đào tạo nghề cho LĐNT, lao động yếu thế trong năm 2021, cũng như giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Có cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề cho người LĐNT quá tuổi lao động ở một số ngành nghề phù hợp nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực.
Tin, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin