Người bán tạp hóa, người bán hàng rong, làm nông nghiệp (trồng cây, nuôi cá)... được khuyến khích tham gia loại hình BHXH tự nguyện. Luật BHXH năm 2014 và các chính sách về BHXH quy định, đối tượng công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên (không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) là đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện.
Người bán tạp hóa, người bán hàng rong, làm nông nghiệp (trồng cây, nuôi cá)... được khuyến khích tham gia loại hình BHXH tự nguyện. Luật BHXH năm 2014 và các chính sách về BHXH quy định, đối tượng công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên (không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) là đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện.
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ tự lựa chọn mức thu nhập hàng tháng và đóng bằng 22%. Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm tính trên mức đóng BHXH hàng tháng, cụ thể: 30% đối với người thuộc hộ nghèo, 25% với người thuộc hộ cận nghèo và 10% với các đối tượng khác (giảm trừ ngay số tiền được hỗ trợ khi đóng BHXH tự nguyện).
Mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000đ) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ đóng hàng tháng hoặc đóng 3, 6, 12 tháng một lần, đóng 1 lần cho nhiều năm nhưng không quá 5 năm, đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi để hưởng lương hưu nhưng thiếu không quá 10 năm thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Khi đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện và đủ điều kiện về tuổi (nam: 60, nữ: 55) thì có quyền lợi: được hưởng lương hưu hàng tháng, cấp thẻ BHYT, tăng lương hưu theo quy định, khi chết gia đình được hưởng tử tuất, được nhận BHXH một lần nếu không tiếp tục tham gia.
TƯỜNG VÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin