Báo cáo của các huyện và cơ sở dạy nghề cho thấy, "Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020" trong những năm qua được cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm, triển khai đồng bộ; xác định nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT là khâu trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của các địa phương.
Nghề đan đát của LĐNT gắn với bao tiêu sản phẩm ở TX Bình Minh. |
Báo cáo của các huyện và cơ sở dạy nghề cho thấy, “Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” trong những năm qua được cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm, triển khai đồng bộ; xác định nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT là khâu trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của các địa phương.
Từ 2016 đến tháng 6/2020, đã có hàng ngàn lớp đào tạo nghề được mở cho hàng chục ngàn LĐNT và luôn gắn với giải quyết việc làm.
Người LĐNT sau học nghề đã có việc làm (tự tạo việc làm, được các doanh nghiệp tuyển dụng, hoặc thành lập tổ hợp tác và hợp tác xã...), nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đề án cũng đã góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương và cả tỉnh.
2020 là năm kết thúc “Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT” theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tại hầu hết địa phương, một trong các đề xuất là có thể tiếp tục thực hiện đề án này trong giai đoạn tiếp theo. Cấp tỉnh xem xét để có chính sách đặc thù hỗ trợ học nghề, tạo việc làm trên địa bàn. Đào tạo nghề cho LĐNT phải dựa vào nhu cầu của người học, phù hợp từng ngành nghề đặc thù của các địa phương...
Tin, ảnh: MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin