Đó là lo các đồ vật trên cao như biển báo, biển quảng cáo "yếu ớt" hay lo cây xanh rơi cành, gãy nhánh, bật gốc…
Đó là lo các đồ vật trên cao như biển báo, biển quảng cáo “yếu ớt” hay lo cây xanh rơi cành, gãy nhánh, bật gốc…
Còn nhớ mùa mưa bão năm 2018, ven QL1 đoạn qua xã Thuận An (TX Bình Minh), một trận lốc xoáy đã cuốn phăng biển quảng cáo to đùng từ không trung đổ ập, trúng ngay thùng xe container đang đậu gây hư hỏng nặng, rất may là sự cố không gây thiệt hại về người.
Từ sự việc trên, đặt ra vấn đề cấp thiết là cần thường xuyên kiểm tra, đảm bảo độ an toàn của các biển báo này, nhất là vào mùa mưa bão bởi còn rất nhiều biển quảng cáo “to đùng” khác ở ngay khu vực đông dân cư, dọc các tuyến đường lớn…
Riêng đối với cây xanh, theo ngành chức năng, cây xanh tại TP Vĩnh Long được quản lý theo hệ thống lý lịch, được theo dõi sức khỏe ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, việc “khám bệnh” cho cây bên cạnh kiến thức chuyên môn thì vẫn còn thủ công, chủ yếu theo kinh nghiệm.
Do đó, về phía các nhân công làm công việc chăm sóc cây rất vất vả. Thậm chí, phải leo trèo lên cây nên bị côn trùng cắn đốt, tiềm ẩn nguy hiểm do phải trèo cao, gần đường dây điện…
Cũng do “khám bệnh thủ công” cho cây nên việc đánh giá kịp thời nguy cơ cây đổ ngã do rễ bị đứt gãy hay thân cây mục ruỗng… tất nhiên cũng khó đạt mức tuyệt đối. Qua đó cho thấy, bên cạnh việc người “có chuyên môn về cây” thường xuyên kiểm tra, rất cần trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại để khám- chữa bệnh, loại bỏ cây sức khỏe kém.
Mùa mưa bão về, thiết nghĩ, rất cần thắt chặt công tác phòng chống nguy cơ đổ ngã cây cối hay những “vật bay” như đã nói trên, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của mọi người.
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin