Kỷ niệm 95 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2020), chúng ta càng tự hào hơn về lịch sử phát triển lớn mạnh không ngừng của báo chí trong bất cứ giai đoạn nào, ở bất kỳ thời điểm nào, cũng đều mang mục đích là phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
Kỷ niệm 95 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2020), chúng ta càng tự hào hơn về lịch sử phát triển lớn mạnh không ngừng của báo chí trong bất cứ giai đoạn nào, ở bất kỳ thời điểm nào, cũng đều mang mục đích là phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.
Bạc đọc ở Đồng Tháp và tờ báo Vĩnh Long. Ảnh: TRẦN TRỌNG TRUNG (Đồng Tháp) |
Hiện nay, báo chí nước ta đang trên đà phát triển, đua sắc trong thế thượng phong của thời đại và đã trở thành vũ khí sắc bén trên mọi mặt trận, là món ăn tinh thần bổ dưỡng không thể thiếu trong đời sống xã hội chúng ta.
Một tác phẩm báo chí hay được xã hội thừa nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin đáp ứng: tính chính xác, tính trung thực, tính hấp dẫn, tính kịp thời và có hiệu ứng xã hội cao.
Để có được tác phẩm báo chí chất lượng cao thì người làm báo phải bám sát nhiệm vụ chính trị, sự phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước, trong từng thời điểm và từng giai đoạn lịch sử để phản ảnh kịp thời về tình hình thực tế nhằm phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển về công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Người làm báo là người phản ảnh trung thực mọi vấn đề, mọi sự kiện của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.
Nêu gương các điển hình tiên tiến trong mọi lĩnh vực đời sống của xã hội. Đồng thời đấu tranh không khoan nhượng đối với những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Kiên quyết vạch trần những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống lại Đảng và Nhà nước ta.
Nếu không có những nhà báo dũng cảm có những tác phẩm báo chí hay thì những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thời gian vừa qua đã không được vạch trần.
Vậy cho nên vai trò của báo chí trong thời kỳ hiện đại hội nhập sâu rộng là vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của xã hội. Bất cứ một người làm báo nào, khi bước vào nghề thì họ đều có sức khỏe, trình độ học vấn, kỹ năng và nhiệt tình đam mê với nghề.
Biết rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức ham học hỏi, khiêm tốn trung thực và dũng cảm. Ngoài những tố chất đó ra, họ còn phải biết phân tích tiếp thu và xử lý thông tin, biết tiến tới và luôn làm chủ những hành vi của mình để phấn đấu và tự hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách.
Để hoàn thiện nhân cách, đạo đức của người làm báo, họ phải biết học cách tự làm chủ bản thân, rèn luyện trí nhớ, đọc nhiều, đi nhiều, viết nhiều. Ngoài ra, họ còn phải rèn luyện về lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn và có kiến thức sâu rộng.
Báo chí của ta là báo chí cách mạng phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, cho nên người làm báo phải dũng cảm, không sợ gian khổ, hy sinh. Những nhà báo có năng lực là những người biết cách viết các thể loại báo chí một cách thành thạo theo yêu cầu nội dung của từng sự kiện, là người có tâm, có tầm, vừa có đức lại vừa có tài.
Các thế hệ những người làm báo cách mạng nước ta trước đây cũng như bây giờ, họ luôn coi trọng tài và đức. Ngay như Bác Hồ của chúng ta là một nhà báo thiên tài, kiệt xuất vẫn luôn coi trọng tài đức đối với nghề làm báo.
Chính vì vậy mà tại Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc ngày 11/8/2005 đã đúc kết thành những điều quy định đối với nhà báo như sau:
“1/ Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2/ Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
3/ Hành nghề trung thực khách quan, tôn trọng sự thật.
4/ Sống lành mạnh trong sáng. Không được lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.
5/ Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.
6/ Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp tin.
7/ Tôn trọng đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp.
8/ Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.
9/ Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác”(Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2001).
Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), xin gửi tới các nhà báo chuyên hay không chuyên lời chúc “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” của nhà báo Hữu Thọ.
Và xin khẳng định rằng: Báo chí là một nghề cao quý được xã hội tôn vinh, nhưng đằng sau sự tôn vinh đó thì người làm báo- nhất là các phóng viên- cũng chịu không ít gian truân vất vả, nếu không nói là có sự dũng cảm, hy sinh để góp phần làm nên một nền báo chí cách mạng Việt Nam phát triển rực rỡ như ngày nay.
HOÀNG BÍCH HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin