Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động hiến máu tình nguyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng chục cơ quan, đơn vị đã trì hoãn tổ chức hiến máu khiến hàng nghìn đơn vị máu không được tiếp nhận theo đúng kế hoạch. Nhưng thời điểm này, nhiều người bệnh trên cả nước đang rất cần những giọt máu để giành sự sống.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động hiến máu tình nguyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng chục cơ quan, đơn vị đã trì hoãn tổ chức hiến máu khiến hàng nghìn đơn vị máu không được tiếp nhận theo đúng kế hoạch. Nhưng thời điểm này, nhiều người bệnh trên cả nước đang rất cần những giọt máu để giành sự sống.
Hiến máu cứu người là hành động nhân ái vì cộng đồng. |
Máu là loại thuốc đặc biệt. Máu an toàn chỉ có thể hiến tặng từ chính những người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động hiến máu tình nguyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng chục cơ quan, đơn vị đã trì hoãn tổ chức hiến máu khiến hàng nghìn đơn vị máu không được tiếp nhận theo đúng kế hoạch.
Trước đây, vào tháng 3 (Tháng Thanh niên), lượng máu chưa bao giờ bị thiếu, nhưng hiện tại từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều người lo ngại nhiễm virus đã không tham gia hiến máu, khiến cho không ít bệnh viện lại rơi vào tình trạng khan hiếm máu một cách nghiêm trọng.
Trước đây trên cả nước, một ngày có khoảng 200 người tham gia hiến máu tình nguyện nhưng giờ chỉ còn khoảng 60 người và do công tác phòng dịch, việc tổ chức được các buổi hiến máu lớn, tập trung đông người cũng không thể tiên hành.
Khi nguồn máu dự trữ bị thiếu hụt ở các trung tâm, cơ sở y tế sẽ dẫn đến hệ luỵ là người cần truyền máu không có máu để truyền, nhất là các bệnh nhân phải cấp cứu, tính mạng sẽ bị đe doạ; bệnh nhân mãn tính thì hiệu quả điều trị không cao và những ca đại phẫu thuật hay triển khai những kỹ thuật điều trị mới khi cần sử dụng máu khó có thể thực hiện được.
Bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương chia sẻ ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng phát tại nhiều địa phương ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của xã hội, trong đó, công tác vận động và tiếp nhận máu phục vụ cấp cứu, điều trị người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn này, các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu không những phải bảo đảm an toàn cho người tham gia hiến máu, bảo đảm nguồn máu cho điều trị mà còn cần bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch trong cộng đồng”.
Bác sĩ Bạch Quốc Khánh khẳng định với phương châm “Hiến máu an toàn-đừng ngại COVID-19”, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương sẽ bảo đảm công tác tiếp nhận và cung cấp máu trong thời điểm chống dịch với tiêu chí 3A, đó là: “An toàn cho người hiến máu-An toàn cho người bệnh nhận máu và An toàn cho nhân viên y tế”.
Thượng tá Bùi Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Huyết học, Truyền máu, Bệnh viện 198, Bộ Công an nhấn mạnh trong thời điểm phòng, chống dịch, mỗi người dân cần phải bảo vệ sức khỏe bản thân, nhưng cũng cần nghĩ đến sức khỏe cộng đồng bằng việc tham gia hiến máu. Đây là việc làm rất có ý nghĩa, nhất là trong tình hình hiện nay khi nguồn máu cứu người đang khan hiếm trầm trọng.
Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người bệnh trên cả nước đang rất cần những giọt máu để cứu chữa bệnh.
Chị Lê Ngọc Thúy, Giám đốc Công ty Giáo dục quốc tế Thiên An (Hà Nội) cho biết chị sẽ đến Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương để hiến máu mà không ngại dịch COVID-19 đang khiến mọi người không muốn tập trung chốn đông người, nhất là bệnh viện.
Chị Thúy nhìn nhận: “Có người nghĩ cho máu là ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và nghĩ rằng số máu đó các bệnh viện sẽ bán giá rất cao cho người bị bệnh nên họ chưa sẵn lòng. Nên hiểu rằng hiến máu theo chu kỳ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Sau khi lấy máu, các bệnh viện cũng sẽ phải làm rất nhiều khâu để sàng lọc mới có thể truyền cho bệnh nhân nên chi phí sẽ cao”.
“Hơn nữa, trong tâm mỗi người mình nghĩ rằng tất cả đều hướng thiện. Khi làm được điều tốt đẹp cho người khác, cho cộng đồng thì chính mình là người đầu tiên thấy hạnh phúc. Đừng ngại COVID-19, quy trình hiến máu tại bệnh viện rất an toàn”, chị Thuý chia sẻ.
Còn bác sĩ Ngô Mạnh Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Trưởng Khoa Vận động hiến máu (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) chia sẻ kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định lấy ngày 7/4 hằng năm là "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” (7/4/2000), có những gia đình cả 3 thế hệ cùng hiến máu. Có nơi cả dòng họ cùng hiến máu. Có người chỉ chạy xe ôm nhưng đã cho máu tới 100 lần.
Bác sĩ Ngô Mạnh Quân, người đã 40 lần hiến máu, khẳng định có được kết quả đó là do chúng ta đã xây dựng được phong trào hiến máu trong toàn dân, được những tấm lòng nhiệt tình ủng hộ và giờ đây, khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành, những giọt máu nghĩa tình vô cùng đáng quý!
Theo Nhật Nam/Chinhphu.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin