Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có 600.000 ca tử vong do hút thuốc lá thụ động, trong đó có đến khoảng 65% ca tử vong là phụ nữ. Đây là con số hết sức đáng sợ, mang tính cảnh báo đến những người có thói quen hút thuốc.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có 600.000 ca tử vong do hút thuốc lá thụ động, trong đó có đến khoảng 65% ca tử vong là phụ nữ. Đây là con số hết sức đáng sợ, mang tính cảnh báo đến những người có thói quen hút thuốc.
Phụ nữ và trẻ em là những người chịu rất nhiều tác động từ việc hút thuốc lá thụ động. Hình ảnh người hút thuốc cứ vô tư “phả” khói khi đi trên phà Quới An (Vũng Liêm). |
Theo WHO, khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Trong khói thuốc, có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất được xếp vào loại gây ung thư. Đáng sợ hơn, một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen, ung thư máu... ở trẻ em là khói thuốc lá.
Khói thuốc lá vẫn có thể tồn tại trong không khí ngay cả khi không còn nhìn thấy hoặc ngửi thấy được.
Người không hút thuốc nếu thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng chịu những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe giống như những người hút thuốc lá trực tiếp, như nguy cơ mắc ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở những người hút thuốc thụ động cao hơn 25-30% so với những người không hít phải khói thuốc.
Đáng chú ý, khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7- 10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.
Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam hút thuốc thấp hơn nhiều so với nam giới (ước tính hiện có 45% đàn ông Việt Nam hút thuốc lá trong khi đó phụ nữ chỉ là 1%). Tuy nhiên, phụ nữ lại là đối tượng bị mắc nhiều bệnh liên quan đến thuốc lá do hậu quả của hút thuốc thụ động.
Với đàn ông, chỉ với việc hút thuốc lá mỗi ngày cũng sẽ khiến vợ con chịu cảnh bệnh tật. Được biết, khói thuốc chứa rất nhiều hóa chất độc hại, những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết, gây ra bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Phụ nữ và trẻ em là những người chịu rất nhiều tác động từ việc hút thuốc lá thụ động. Trong số 600.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động mỗi năm, 65% là phụ nữ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp, tăng triệu chứng của đường hô hấp mãn tính như hen, giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. 2 loại hóa chất có trong khói thuốc là nicotine và carbon monoxide ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi.
Khi người mẹ nhiễm phải những chất này (bằng con đường hút thuốc lá chủ động hay thụ động), sẽ dẫn đến hiện tượng hẹp mạch máu, bao gồm cả mạch máu tại dây rốn khiến cho khả năng thai nhi tiếp nhận oxy từ mẹ trở nên khó khăn hơn.
Do nhiễm phải độc tố nên thai nhi khó phát triển, gây hậu quả khôn lường về cả thể chất và trí não… Ngoài ra, theo nghiên cứu của Hiệp hội Sản phụ khoa, sản phụ nhiễm khói thuốc lá nguy cơ sinh non có thể tăng lên 20%, nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh cũng tăng 2 - 3 lần...
Tại Việt Nam, WHO ước tính, mỗi năm có trên 40.000 ca tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030 nếu nước ta không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả. |
Bài, ảnh: MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin